Người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến tại Nhật Bản có thể phải đối mặt với án tù 12 tháng và nộp phạt 300.000 yên (2.200 USD).

Nhật phạt tù đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng

Cẩm Bình | 08/07/2022, 09:20

Người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến tại Nhật Bản có thể phải đối mặt với án tù 12 tháng và nộp phạt 300.000 yên (2.200 USD).

Mức phạt mới chính thức có hiệu từ ngày 7.7. Mức phạt trước đây chỉ có 10.000 yên (74 USD) và giam giữ 29 ngày.

Bộ trưởng Tư pháp Nhật Yoshihisa Furukawa cho biết: “Điều quan trọng là phải loại bỏ những lời xúc phạm độc ác đôi khi khiến người khác bỏ mạng. Luật sửa đổi không hạn chế quyền tự do ngôn luận một cách vô cớ”.

Tuy nhiên, Liên đoàn Luật sư nước này phản đối với lý do luật sửa đổi đe dọa tự do ngôn luận cũng như tiếng nói chỉ trích chính đáng.

Trong mục hỏi đáp thắc mắc trên trang thông tin của mình, Bộ Tư pháp Nhật đảm bảo luật sẽ không được sử dụng để trừng phạt lời chỉ trích chính trị gia công khai, mức phạt nghiêm khắc hơn không làm thay đổi định nghĩa về “bắt nạt” - thể hiện sự xúc phạm đối với một người nào đó mà không có cơ sở thực tế.

nhabuse.jpg
Nhật tăng mức phạt để xử lý nạn bắt nạt trực tuyến - Ảnh: Straits Times

Bắt nạt trực tuyến trở thành vấn đề nóng tại Nhật kể từ sau cái chết của nữ đô vật 22 tuổi Hana Kimura. Cô qua đời tại nhà riêng vào năm 2020 khi phải hứng chịu hàng loạt bình luận xúc phạm trên Twitter về sự cố mất bình tĩnh với một người cùng tham gia chương trình truyền hình thực tế Terrace House.

Ít nhất 2 người đàn ông đã bị truy tố. Một trong 2 phải nộp phạt 9.000 yên (66 USD) vì liên tục yêu cầu nữ đô vật Kimura “đi chết”.

Trong năm nay cũng có một trường hợp bị truy tố do thực hiện hành vi xúc phạm trực tuyến nhằm vào Takuya Matsunaga - người có vợ và con bị một tài xế lớn tuổi tông chết. Bị cáo bình luận vu khống rằng ông Matsunaga kiện tài xế vì muốn tiền và thu hút sự chú ý.

Bắt nạt trực tuyến gây nhức nhối ở nhiều nước không chỉ Nhật. Các nền tảng mạng xã hội đều cam kết chống nạn bắt nạt nhưng đồng thời cũng tuyên bố tôn trọng quyền tự do ngôn luận và bảo vệ quyền riêng tư. Đến nay chưa thấy họ có biện pháp hữu hiệu gì để đảm bảo cả hai mục tiêu trái ngược này.

Bài liên quan
Tín hiệu vui nào cho U.23 Việt Nam khi Nhật và Indonesia vào bán kết?
Hai trận tứ kết đầu tiên của giải U.23 châu Á đã kết thúc với nhiều bất ngờ khi hai đội bóng được đánh giá cao hơn cùng rời giải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật phạt tù đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng