Nhật Bản đang tăng cường hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia châu Phi, mới đây nhất là cam kết đầu tư 30 tỉ USD phát triển lục địa này trong 3 năm tới.

Nhật - Trung cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi

Cẩm Bình | 07/09/2022, 13:43

Nhật Bản đang tăng cường hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia châu Phi, mới đây nhất là cam kết đầu tư 30 tỉ USD phát triển lục địa này trong 3 năm tới.

Cam kết trên được công bố tại Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) tổ chức tại Tunisia vào cuối tháng 8.

Ra mắt lần đầu năm 1993, TICAD lâu nay luôn diễn ra ở Nhật nhưng năm nay vì lo ngại dịch bệnh COVID-19 nên chuyển sang Tunisia. Thủ tướng Fumio Kishida trong bài phát biểu khai mạc từ Tokyo cam kết nước này sẽ dùng nguồn lực của mình đầu tư vào nguồn nhân lực của châu Phi, thúc đẩy phát triển chất lượng cao bền vững trên khắp lục địa này.

Mặc dù Thủ tướng Kishida không nhắc gì đến Nga hay Trung Quốc, nhưng rõ ràng cam kết trên được đưa ra nhằm mục đích cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh và Moscow ở khu vực châu Phi.

nhjapan.jpg
Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) vừa được tổ chức - Ảnh: Getty Images

Trung Quốc ảnh hưởng đến chính sách châu Phi của Nhật

Vài năm gần đây, đội ngũ ngoại giao Nhật tại châu Phi thường xuyên cảnh báo chính quyền các quốc gia lục địa này về cạm bẫy đằng sau hỗ trợ kinh tế hào phóng mà Trung Quốc cung cấp.

Hỗ trợ từ Trung Quốc thường là khoản vay khổng lồ cho dự án cơ sở hạ tầng lớn như thương cảng, sân bay chiến lược, đường sắt, cầu hay đường cao tốc. Khi các quốc gia châu Phi chậm trả nợ thì doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ ra tay giành quyền kiểm soát hạ tầng, theo đội ngũ ngoại giao Nhật.

Nhật cùng một số quốc gia đặc biệt lo ngại nguy cơ hạ tầng chiến lược phục vụ được cả mục đích dân sự lẫn quân sự, chẳng hạn cảng Hambantota ở Sri Lanka. Quốc gia Nam Á này vay Trung Quốc 1 tỉ USD để xây dựng, sau đó do cảng không thể tạo ra nguồn thu cần thiết để trả nợ nên Sri Lanka năm 2017 phải cho một đơn vị Trung Quốc thuê lại cảng cùng hàng nghìn mẫu đất xung quanh trong 99 năm.

Trung Quốc một mực phủ nhận triển khai “ngoại giao bẫy nợ”. Họ cáo buộc phương Tây tuyên truyền chia rẽ Bắc Kinh với các quốc gia đang phát triển.

Khi Trung Quốc cố gắng thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với châu Phi, cam kết tài trợ 40 tỉ USD cho nơi này vào năm 2021, Nhật vô cùng lo lắng về tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của đối thủ.

Theo Giáo sư quan hệ quốc tế Akitoshi Miyashita (Đại học quốc tế Tokyo): “Lý do lớn nhất đằng sau sự hỗ trợ của Nhật rõ ràng là Trung Quốc. Thủ tướng Kishida lo ngại Nhật cùng một số quốc gia phát triển khác đang tụt lại so với Bắc Kinh trong việc thu hút chính quyền các quốc gia châu Phi”.

Nhật cũng lo ngại ảnh hưởng của Nga tại châu Phi. Giáo sư Miyashita cho biết: “Nga đang kêu gọi Trung Quốc, Ấn Độ và vài quốc gia châu Phi ủng hộ cuộc chiến mà họ phát động ở Ukraine, vì vậy Nhật có động lực chính trị mạnh mẽ để hành động nhiều hơn tại châu Phi”.

Giáo sư Stephen Nagy (Đại học Cơ đốc giáo quốc tế, tại Tokyo) còn chỉ ra lo ngại về Trung Quốc một phần cũng xuất phát từ tính toán thương mại của Nhật.

“Trung Quốc rất chủ động ở nhiều quốc gia châu Phi có trữ lượng khoáng sản đất hiếm lớn quan trọng với công nghệ hiện đại. Nhật đang nỗ lực đảm bảo Trung Quốc không thể độc quyền thâu tóm số tài nguyên này, nếu không các doanh nghiệp Nhật sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng”, giáo sư Nagy lưu ý.

Khác biệt giữa hỗ trợ từ Trung Quốc với hỗ trợ từ Nhật

Giáo sư Haruko Noguchi (Đại học Waseda) cho biết chương trình hỗ trợ từ Nhật tập trung nâng cao sức khỏe và kết quả học tập của trẻ em địa phương, thay vì xây dựng hạ tầng.

“Chúng tôi nhìn thấy tương lai của châu Phi qua việc trao quyền cho người dân và phát triển nguồn nhân lực quốc gia của họ. Tất nhiên, như vậy có nghĩa Nhật bỏ qua dự án xây dựng lớn, nhưng tôi hy vọng trong tương lai một đứa trẻ từng hưởng lợi nhờ hỗ trợ từ chúng tôi có thể vươn lên trở thành nhân vật lãnh đạo đất nước. Đó là lúc hỗ trợ phát huy tác dụng”, theo Giáo sư Noguchi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật - Trung cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi