Theo Nature, các nhà địa chất và các nhà địa chấn học tiếp tục tranh luận về bản chất của sự biến động địa chấn thứ hai xảy ra sau cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên vào đầu tháng 9.

Nhiều bất đồng về biến động địa chất sau khi Triều Tiên thử hạt nhân

Vũ Trung Hương | 18/09/2017, 12:24

Theo Nature, các nhà địa chất và các nhà địa chấn học tiếp tục tranh luận về bản chất của sự biến động địa chấn thứ hai xảy ra sau cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên vào đầu tháng 9.

Theo đánh giá của một tổ chức giám sát Mỹ, sức công phá của vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tiến hành vào ngày 3 tháng 9, lên tới 250 kiloton, cao gấp nhiều lần so với giới quan chức ước tính, gấp 16 lần sức nổ 15 kiloton từ quả bom nguyên tử mà Mỹ trút xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trong năm 1945.

Đây là vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và được đánh giálà lần thử mạnh nhất, với tuyên bố của Bình Nhưỡng khoe rằng thiết bị thử là một quả bom nhiệt hạch có thể vừa khít đầu tên lửa.

Cục khảo sát địa chấtMỹ đã ghi lại một trận động đất 6,3 độ richter tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Mạng đo địa chấn riêng thuộc tổ chức của Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã ước tính trận động đất có cường độ 6.1 độ richter.

Trong mọi trường hợp, các chuyên gia đều tin rằng tín hiệu tương ứng với một trận động đất do một vụ nổ hạt nhân gây ra. Nhưng 8 phút rưỡi sau trận động đất đầu tiên lại xảy ra vụ động đất thứ hai. Theo Tổ chức thuộc Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, cường độ của vụ động đất thứ 2 là 4,1 độ richter. Một số chuyên gia cho rằng nó liên quan đến hậu quả của vụ nổ, như sự sập đổ của đường hầm tại bãi thử.

Nhưng, theo nhà nghiên cứu địa chấn Paul Earle, sự giải thích này được thực hiện trên cơ sở so sánh với các dữ liệu về các cuộc thử nghiệm hạt nhân trước đó có quy mô tương đương cũng gây ra sự sụp đổ đất đá tương tự.

Tuy nhiên, nhà địa vật lý Lianxing Wen ở Đại học Stony Brook tại New York, Mỹ,tuyên bố rằng tín hiệu địa chấn từ vụ động đất thứ hai không tương ứng với sự sụp đổ đường hầm bãi thử.

Theo ông Lianxing Wen, sự sụp đổ đường hầm bãi thử sẽ gây ra sập đá núi theo chiều dọc, còn đặc điểm của các dao động được ghi nhận cho thấy địa chấn xảy ra chủ yếu theo chiều ngang.

Do đó, Lianxing Wen tin rằng vụ nổ hạt nhân gây ra lở đất trên các sườn núi, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra cú sốc địa chấn thứ hai. Các bức ảnh chụp từ vệ tinh chứng tỏ đã có rất nhiều vụlở đất đá trên núi Mantap, nơi xảy ra vụ nổ.

Nhưng chuyên gia Göran Ekström ở Đại học Columbia, Mỹđã phản bác ý kiến của nhà địa vật lý Lianxing Wen. Vị chuyên gia này lưu ý đến thực tế là các vụ lở đất không thể gây ra một trận động đất có cường độ như vậy.

Chẳng hạn, vụ sạt lở đất ở quy mô lớn hơn nhiều, xảy ra vào năm 2013 tại mỏ Bingham Canyon ở bang Utah, Mỹ, cũng không thể gây ra các tín hiệu địa chấn với quy mô như vậy.

Chuyên gia Göran Ekström cũng cho rằng chính cấu trúc của sóng địa chấn không tương xứng với vụ sạt lở đất.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
một giờ trước Theo dòng thời sự
Với 475/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều bất đồng về biến động địa chất sau khi Triều Tiên thử hạt nhân