Nhân Ngày thương binh, liệt sĩ (27.7), nhiều cựu chiến binh gồm nam lẫn nữ đến viếng thăm và thắp nhang ở mộ đồng đội cũ ở Nghệ An, vừa khóc vừa đồng ca bài 'Về đây đồng đội ơi' gây xúc động mạnh.

Nhiều cựu chiến binh vừa khóc vừa đồng ca bài 'Về đây đồng đội ơi' gây xúc động

Hồng Quân | 27/07/2017, 11:11

Nhân Ngày thương binh, liệt sĩ (27.7), nhiều cựu chiến binh gồm nam lẫn nữ đến viếng thăm và thắp nhang ở mộ đồng đội cũ ở Nghệ An, vừa khóc vừa đồng ca bài 'Về đây đồng đội ơi' gây xúc động mạnh.

Xem thêm:Con ốm nằm viện, chân dài Cần Thơ đi khách sạn với bồ còn đánh và chửi lại chồng

Cuộc sống xa hoa của Trinh Hoàng, hot girl hội con nhà giàu Việt làm báo Mỹ suýt xoa

Dù sống trong thời bình, nhiều bạn trẻ xúc động khi xem clip các cựu chiến binh hát Về đây đồng đội ơi với lời ca ý nghĩa.

Về đây đồng đội ơi, người chiến sĩ sư đoàn.
Hà Giang đã ngưng chiến trận.
Về đây đồng đội ơi, những chiến hữu đơn vị bạn.
Đài hương 468ta hội quân.

Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu ...
Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào ...
Được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình
Quân dân nồng ấm nghĩa tình

Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi,
về đây điếu thuốc lào, ấm chè chốt hồn nhiên nụ cười.
Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hoà.
Biên cương hình bóng quê nhà.

Nhìn kia, đồng đội tôi 1509máu thắm quân kỳ;
772, 685 anh em đang về.
Và kia 1100, 233, Cô Ích, bốn hầm,
bờ suối, dốc núi, anh em về dần.

Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu ...
Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào ...
Được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình
Quân dân nồng ấm nghĩa tình.

Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi,
về đây điếu thuốc lào, ấm chè chốt hồn nhiên nụ cười.
Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hoà.
Biên cương hình bóng quê nhà.

Đây là bài hát do nhạc sĩ Trương Quý Hải viết cho đồng đội của mình - những người lính không trở về sau trận chiến.

Trong Ngày thương binh, liệt sĩ năm ngoái (27.7), ôngTrương Quý Hải đã có dịp chia sẻ về ca khúc mang đầy nỗi niềm này trên VTV.

Lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sĩ 27.7

Lịch sửngày Thương binh Liệt sỹ 27.7

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, songdo chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.

Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.

Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xú tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Chiều28.5.1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.

Chiều11.7.1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “ mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19.12.1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh Liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

Tháng 6.1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên.

Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác Thương binh Liệt sĩ.

Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27.7.1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Đây được coi là cuộc mít tinh quan trọng với 2000 người tham gia tại Thái Nguyên. Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch.

Hàng năm vào dịp này, Người cũng đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7.1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh. Từ năm 1955, ngày 27.7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sỹ 27.7

- Ý nghĩa chính trị:

Ngày 27.2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc.

Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.

Cũng thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.

Tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.

Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Ý nghĩa nhân văn:

Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Phát huy tinh thần "gia đình cách mạng gương mẫu" góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Xem thêm:Thiếu nữ thoát y trước khi nhảy sông tự tử và cảnh tượng khiến cả làng kinh hãi

Nện người già chảy máu, 2 kẻ côn đồ bị dân ở Biên Hòa vây đánh nhừ tử

Lật tẩy xảo thuật lấy bùa trong trứng gà của bà Huỳnh Chi

Status gây ám ảnh của ca sĩ Lê Tính trước khi nhảy lầu tự tử

Cao thủ Vịnh Xuân Flores hạ gục đối thủ Trung Quốc chỉ 2 phút bằng cước sấm sét

Cung Lê: Hạ gục Flores trong 1 phút, không thách đấu vì mất công trả viện phí

Nhạc sĩ hé lộ nguyên nhân ca sĩ Lê Tính nhảy lầu tự tử

Đạo diễn Phạm Nguyên Bắc chụp ảnh nóng và gạ tình các nữ diễn viên có hay không?

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều cựu chiến binh vừa khóc vừa đồng ca bài 'Về đây đồng đội ơi' gây xúc động