Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có một số góp ý đối với Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính.

Nhiều đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng bản chất không cắt giảm

Trí Lâm | 03/05/2018, 13:31

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có một số góp ý đối với Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính.

Ghi nhận tinh thần cầu thị, cải cách từ phía Bộ Tài chính, tuy nhiênVCCI cho rằng bên cạnh những điểm tích cực, tiến bộBộ cần cân nhắc, xem xét một số vấn đề.

VCCI cho rằng một số đề xuất cắt giảm nhưng về bản chất là không cắt giảm. Ví dụ trong lĩnh vựcgiá, phần lớn các điều kiện kinh doanh đều được “giữ lại”, các phương án đề xuất chủ yếu là thiết kế lại hình thức quy định về điều kiện kinh doanh.

Có những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa triệt để như đối với các điều kiện về nhân lực, phương án mới chỉ đề xuất giảm số năm kinh nghiệm điều kiện mà chưa xem xét có cần thiết phải bỏ hoàn toàn yêu cầu về điều kiện hay không.

Một số trường hợp được “cắt giảm” trong phương án dựa trên những lý do hình thức và về bản chất thì vẫn giữ nguyên điều kiện kinh doanh. Ví dụtrong lĩnh vực giá, có đề xuất cắt giảm điều kiện vì “việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật giá”. Như vậy thì điều kiện này vẫn được giữ quy định trong Luật.

Phương án cắt giảm mới chỉ đánh giá các điều kiện kinh doanh cụ thể mà chưa đánh giá về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc này khiến phương án cắt giảm không đưa ra được bức tranh toàn cảnh về sự cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh của một số loại ngành nghề kinh doanh.

“Cần đánh giá việc xác định một ngành, nghề là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là hợp lý không, qua đó kiến nghị sửa đổi Luật đầu tư, đồng thời bãi bỏ toàn bộ điều kiện kinh doanh trong ngành, nghề này”, VCCI nêu.

Góp ý về điều kiện về số lượng thẩm định viên về giá, VCCI cho rằng quy định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này phải có tối thiểu 3 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp liệu có gắn liền với quy trình kiểm soát để đảm bảo hoạt động thẩm định giá an toàn, chính xác không?

Đồng thời, với thị trường chuyển dịch lao động như hiện nay thì doanh nghiệp không nhất thiết phải có cố định số lượng thẩm định viên về giá mà có thể thuê các thẩm định viên về giá có thẻ hành nghề. Do đó, VCCI đề nghị bỏ quy định này.

VCCI cũng đề nghị bỏ quy định về điều kiện về hạn chế số vốn góp của tổ chức trong doanh nghiệp thẩm định giá vì điều này không hợp lý, không cần thiết.

Về điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực hải quan, VCCI đề nghịbỏ tất cả các điều kiện kinh doanh của đại lý làm thủ tục hải quan và xác định đây là một ngành, nghề kinh doanh thông thường.

Đại lý làm thủ tục hải quan nếu phát sinh rủi ro chỉ ảnh hưởng tới lợi ích riêng của chủ thể thuê làm thủ tục hải quan mà hầu như không tạo ra ảnh hưởng đáng kể nào tới lợi ích công cộng của xã hội hay Nhà nước nói chung.

Theo đó, tự bản thân các đại lý làm thủ tục hải quan sẽ phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng nếu muốn thu hút khách hàng, vì vậy Nhà nước không cần can thiệp vào vấn đề này bằng điều kiện kinh doanh.

Trong lĩnh vực thuế, cơ quan này đề nghịbỏ tất cảđiều kiện kinh doanh của đại lý làm thủ tục thuế và xác định đây là một ngành, nghề kinh doanh thông thường.

Cũng theo VCCI, việc xác định “kinh doanh dịch vụ kế toán” là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dường như là chưa hợp lý.

Lý do là trước thời điểm 2014, khi luật Kế toán 2014 được ban hành thì kinh doanh dịch vụ kế toán được xem là một ngành, nghề kinh doanh thông thường. Trong suốt thời gian trước đó, hoạt động này cũng không được ghi nhận bất kỳ rủi ro nào tác động đến các lợi ích công cộng.

Trong mối quan hệ với Nhà nước, chủ thể chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm kế toán chính là các đơn vị kế toán - tổ chức thuê dịch vụ. Do đó nếu xảy ra rủi ro, luôn có chủ thể phải chịu trách nhiệm, và chủ thể đó không phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.

Còn trong quan hệ giữa đơn vị thuê kế toán (khách hàng) và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thì đây là quan hệ tư, tự khách hàng sẽ phải là người lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tốt để phòng tránh rủi ro cho chính mình; trường hợp xảy ra rủi ro thì khách hàng được pháp luật tư bảo vệ.

Yêu cầu doanh nghiệpđòi nợ có vốn trên 2 tỉ đồng là thiếu thực tiễn

Với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ, VCCI đề nghị bỏ điều kiện “mức vốn điều lệ thực có đối với ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỉ đồng” vì rất ít ý nghĩa thực tiễn và cản trở doanh nghiệp.

“Xét bản chất, mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ được xác lập trên cơ sở các thỏa thuận tư. Những rủi ro phát sinh từ hoạt động đòi nợ (doanh nghiệp đòi nợ không trả lại số tiền nợ đã đòi được từ con nợ cho chủ nợ) thì sẽ được giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng của hai bên, khoản tiền vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ (đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỉ đồng)”, VCCI nêu.

VCCI đề nghị bỏ các điều kiện về trình độ của người quản lý, giám đốc chi nhánh, người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bởi vì không nhận thấy bất kỳ đặc thù nào về trình độ chuyên môn của hoạt động kinh doanh này so với các ngành, nghề kinh doanh thông thường nào khác.

VCCI cũng đề nghị bỏđiều kiện “Có phương án kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có hiệu quả và đảm bảo duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật”. Lý do điều này can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp.

Nếu mục tiêu là để bảo đảm kinh doanh có hiệu quả thì đây là vấn đề của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự quyết đối với các phương án kinh doanh của mình, Nhà nước không cần/không nên can thiệp vào nội dung phương án kinh doanh để xem doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không.

Nếu mục tiêu là duy trì an ninh, an toàn xã hội thì các điều kiện khác trong lĩnh vực này đã đủ để bảo đảm. Hơn nữa, cần chú ý rằng kinh doanh hoạt động trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài thuộc nhóm ngành, nghề phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP, vì vậy không cần thiết phải kiểm soát thông qua phương án kinh doanh.

Phương án kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thay đổi liên tục tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy yêu cầu phương án kinh doanh tại thời điểm ban đầu thành lập là ít ý nghĩa vì ngay sau đó doanh nghiệp sẽ có thể thay đổi. Nhà nước cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp mỗi lần thay đổi lại phải thực hiện thông báo vì như thế sẽ tạo ra gánh nặng khổng lồ về thủ tục hành chính.

Đề nghị bỏ các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó (Điều 30 Nghị định 06/2017/NĐ-CP) vì các điều kiện này vừa can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp vừa ít có ý nghĩa về mặt quản lý.

Phương án “tổ chức hoạt động kinh doanh” liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy tự bản thân doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các phương án phù hợp. Cơ quan nhà nước không cần thiết phải can thiệp/xem xét các phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa, cũng không có căn cứ nào rõ ràng để cơ quan nhà nước đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không. Hơn nữa, yêu cầu về phương án công nghệ quá chung chung, hơn nữa thuộc về vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp là chủ yếu.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng bản chất không cắt giảm