Người lao động Trung Quốc ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chiếm việc làm, hành xử hung hăng giang hồ...nên bị dân bản địa ghét bỏ, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Nhiều nước Đông Nam Á ‘dị ứng’ với lao động Trung Quốc nhập cư

Mỹ Trinh | 03/06/2019, 18:08

Người lao động Trung Quốc ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chiếm việc làm, hành xử hung hăng giang hồ...nên bị dân bản địa ghét bỏ, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Dân bản địa mất việc làm vào tay người Trung Quốc

Tờ báo Hồng Kông nêu từ nhiều thế kỷ, người Trung Hoa chạy giặc ở quê nhà, xây dựng cuộc sống mới và tạo cơ nghiệp mới ở khắp vùng Đông Nam Á. Tiến sĩ Parag Khanna nói có hai dòng di trú giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và đem lại lợi ích chung cho cả hai bên: “Từ nhiều thế kỷ đã có quan hệ thương mại giữa giới nhà buôn ở khắp vùng Biển Đông, và ngày nay, hầu hết các nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) có Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất”.

Đôi lúc bùng lên những bất đồng giữa hai cộng đồng, mà khi thì giải quyết được êm xuôi, lúc lại có hậu quả là những cuộc xung đột bạo lực. Vài chục năm gần đây, người Trung Quốc giàu hơn, các công ty của nước này sốt ruột tìm các thị trường mới, từ đó có làn sóng người lao động và nhà đầu tư, doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô đến vùng Đông Nam Á. Nhiều cộng đồng địa phương phải thích nghi với sự hiện diện của người Trung Quốc, lo ngại họ chiếm mất việc làm, lấn lướt người bản địa trong cuộc cạnh tranh nhà ở, các tiện nghi, chỗ học, ngay cả khi sự hiện diện của người Trung Quốc giúp nền kinh tế địa phương phát triển khi họ mở tiệm ăn, tiệm bán hàng....

Người Indonesia hôi của các tiệm buôn bị đập phá của người Trung Quốc - Ảnh : SCMP

Sự lo ngại lực lượng lao động Trung Quốc lúc tăng lúc giảm, tùy theo các yếu tố như tình hình kinh tế khá lên hoặc suy yếu, quan điểm chính trị của lãnh đạo mỗi nước và các vấn đề quyền lợi. Ví dụ gần đây làcác công đoàn ở Indonesia cáo buộc các công ty Trung Quốc chỉ ưu tiên tạo việc làm cho ngườicủa họ, phớt lờ nguồn lao động địa phương.

Nhà nghiên cứu Leo Suryadinata ở Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore) nói: “Thế hệ di dân Trung Quốc đầu tiên thường nghèo, trình độ học vấn thấp, nhưng vào thời toàn cầu hóa, đã có một làn sóng di dân mới, có nền văn hóa khác hẳn từ một Trung Quốc đang thay đổi. Các công ty nhà nước Trung Quốc bắt đầu tìm đến các nước khác, đem theo tiền mặt và sự tự tin của một quốc gia đang trỗi dậy. Họ đem theo nguồn lao động đôi lúc lấn lướt người địa phương, hoặc tạo ra cách nghĩ họ đang cướp việc làm mà không chia sẻ kếtquả thịnh vượng với cộng đồng. Indonesia là một quốc gia Đông Nam Á có nhiều cuộc bạo động chống người Trung Quốc. Vì thế, chính phủ Tổng thống Joko Widodo phải rất cẩn trọng khi đối xử với lao động Trung Quốc”.

Ở Campuchia, chính phủ đã mở cuộc điều tra về người nhập cư Trung Quốc mở doanh nghiệp ở Sihanoukville, một thành phố từng yên tĩnh nay bị xáo động vì đã chuyển mình thành một Phố Tàu lớn, với các sòng bạc, nhà hàng Trung Quốc lấn át các cửa hiệu địa phương. Theo số liệu chính thức, trong 210.000 người Trung Quốc sống ở Campuchia thì 78.000 người sống Sihanoukville, nhưng chỉ có 20.000 người có giấy phép lao động.

SCMP cũng dẫn báo cáo ngày 7.5 của Bộ Nội vụ Campuchia, khẳng định người Trung Quốc là những người nước ngoài phạm pháp nhiều nhất ở Campuchia. Trong quý1/2019 có 341 người nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 241 người Trung Quốc. Người Việt Namlà nhóm người nước ngoài phạm pháp nhiều thứ nhì, với 49 người bị bắt, theo SCMP.

Giang hồ Trung Quốc cho vay nặng lãi và gây án mạng

SCMP nêu trong các nước Đông Nam Á, Philippines cảm thấy sự hiện diện “nặng ký” của người lao động Trung Quốctrong vài năm gần đây. Họ đến Philippines để tìm cơ hội với “giấc mộng Philippines” như mở tiệm buôn bán, nhà hàng hoặc làm nhân viên, tiếp viên của các doanh nghiệp nhỏ này. Nhưng khi dòng di dân Trung Quốc quá đông, người Philippines đã công khai phàn nàn việc giá nhà tăng, lạm phát.

Cảnh sát Philippines bắt người lao động nhập cư trái phép - Ảnh: SCMP

Nghiêm trọng hơn là khoảng 12.000 lao động nước ngoài đang làm việc không có giấy phép cho các sòng bạc ở Philippines chuyên phục vụ người Trung Quốc, nhóm khách đông nhất của các sòng bạc này. Bộ Lao động-Việc làm Philippines nói nhiều nhân viên “chui” là người Trung Quốc, nhằm giúp người nước họvốn muốn “lách” các quyđịnh cấm bài bạc ở Hoa lục. Lực lượng lao động này bị lừa ra nước ngoài qua nhữnghình ảnh nơi ngủ nghỉ rộng rãi và có phòng tập thể dục cùng hồ bơi, nhưng thực tế là nhiều lao động phàn nàn hộ chiếu bị tịch thu, họ bị nhồi nhét trong các phòng ngủ chật hẹp.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Philippines, ông Pilot Hilbay biết một trung tâm thương mại ở thủ đô Manila chứa đầy người lao động Trung Quốc, trong khi dân bản xứ ghi nhận các cửa hiệu ở những trung tâm mua sắm lớn bắt đầu nhận thanh toán mua sắm bằng WeChat Pay và Alipay, hai loại ví điện tử phổ biến ở Trung Quốc.

Chính phủ Philippines đang xem xét các quyđịnh để kéo giảm tình trạng lao động nhập cư lậu, gồm lao động nước ngoài phải có thẻ xác định đã nộp thuế, trước khi được cấp giấy phép lao động. Nhưng vẫn có sự nghi ngờ tính hiệu quả của các giải pháp này.Ông Hilbay nói: “Vấn đề là tình trạng tham nhũng ở Bộ Lao động-Việc làm và Cục Di trú. Nếu lao động Trung Quốc nhập cư lậu đút lót các quan chức của hai cơ quan này, và nếu bạn ước tínhsố người nhập cư lậu lên 100.000 hoặc 200.000 ngườithì chắc chắn là rất nhiều tiền hối lộ”.

Các nhà thầu Trung Quốc cũng nói rất dễ lấy được giấy phép lao động, nhưng chủ doanh nghiệp cũng nhấn mạnh họ thường thuê dùng người địa phương vốn chấp nhận lĩnh lương thấp hơn.

Ông Hilbay nói luật di trú phải bảo đảm điều tra kỹ nhân thân của lao động nước ngoài đến Philippines, đề nghị họ phải có giấy phép lao động trước khi đến nước này. Nhưng hồi tháng 2, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố giữ nguyên trạngvì có nhiều người Philippines lao động ở Trung Quốc. Nghị sĩ Tom Villarin nói ông Duterte sợ làm Bắc Kinh “buồn”.

Mô tô cảnh sát Manila là quà do Trung Quốc tặng- Ảnh : SCMP

Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương đôi lúc “trải thảm đỏ” cho các công ty thuê lao động nước ngoài, điều khiến dân bản xứ khó chịu, thậm chí phẫn nộ trước việc lao động nước ngoài cướp việc làm của họ, chiếm các không gian công cộng và thậm chí chiếm cả các tiện ích xã hội vốn dành cho dân Philippines.

Theo ông Luis Corral, Phó chủ tịch Công đoàn lao động thương mại Philippines, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa từng nói người Philippines đôi lúc có thái độ kỳ thị đối với người lao động Trung Quốc, và hỏi tại sao họ không kỳ thị người Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông Corral đáp đấy không phải là kỳ thị, mà là bảo đảm quyền lợi cho dân bản xứ. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở Philippines có nghĩa không cần thiết sử dụng lao động nước ngoài ở vài lĩnh vực như xây dựng. Ông cũng ước tính từ 5.000 đến 15.000 thợ xây dựng Trung Quốc đang lao động ở Manila, gánhnhững việc làm mà người bản xứ có thể làm nhưng không được giao việc.

Giáo sư Maria Ela Atienza thuộc Khoa chính trị ở Đại học Philippines Diliman nói dân Philippines luôn chào đón người di trú, vì là một quốc gia đa văn hóa và nhiều gia đình có người thân ở nước ngoài. Nhưng hiện dân Philippines nghi kỵ người đến từ Trung Quốc vì những người nước ngoài này đã có những vụ vi phạm pháp luật. Bà nói trong các cuộc thăm dò, cảm giác chống Trung Quốc ngày càng tăng, nhất là đối với người nhập cảnh lậu và không nộp thuế.

Phố Tàu ở Manila - Ảnh: SCMP

SCMP dẫn câu chuyện Michael Xu vừa rời khỏi nhà hàng ở Phố Tàu (ở quận Binondo của thủ đô Manila), có5 người Philippines ngồi xe gắn máy, chĩa súng vào nhóm Xu để trấn lột tài sản. Ông nói có lẽ vì người Philippines nghĩ người Trung Quốc luôn giàu có, một cách nghĩ không luôn từ thực tế nhưng vẫn tồn tại không chỉ ở Philippines mà còn ở khắp vùng Đông Nam Á.

Xu nay 39 tuổi, có cha mẹ từng mở tiệm bán quần áo lót ở Phúc Kiến (Trung Quốc). Một số khách hàng lớn của họ là người Philippines gốc Hoa mua số lượng lớn để bán ở Philippines. Năm 1997, Xu đến nước này để tìm cơ hội làm ăn cho gia đình. Năm 2001, cha Xu quyết định đem cả nhà qua Philiipines. Thuở ban đầu rất khổ, cả nhà không biết tiếng Anh hoặc tiếng địa phương, và chính quyền thường đóng cửa tiệm của họ ở Phố Tàu, chủ yếu vì tội trốn thuế. Nay, Xu là chủ nhiều doanh nghiệp gồm nhập khẩu gạo, sản xuất máy in. Ông nói người Trung Quốc nhập cư cần điều chỉnh để hòa nhập vào văn hóa địa phương, tránh cách cư xử ác hiểm, vì người Philippines không ưa chủ Trung Quốc xử phạt nhân viên ngay trước mặt các nhân viên khác.

Tony Gan là một doanh nhân Trung Quốc khác, rành rẽ Phố Tàu vì đã sống ở đây suốt 36 năm. Ông nói lối sống của cộng đồng Hoa kiều ở Manila đã thay đổi theo chiều hướng tệ hại hơn trong thời gian gần đây: xã hội đen và giới cho vay nặng lãi xâm nhập các doanh nghiệp địa phương, cho các chủ sòng bạc vay tiền với lãi suất cao và gây ra những tệ nạn xã hội. Con trai của bạn ông hồi 4 năm trước từng vay xã hội đen từ 2 đến 3 triệu nhân dân tệ (290.000 đến 430.000 USD) và chúng đòi lãi 5 triệu tệ. Vì không thể đáp ứng, người con ấy bị giết chết, xác bị dìm xuống sông.

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nước Đông Nam Á ‘dị ứng’ với lao động Trung Quốc nhập cư