Hóa chất nguy hiểm có thể gây ung thư và ô nhiễm không khí thường được tìm thấy trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và chất tẩy rửa.

Nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến ẩn chứa các hợp chất độc hại

Đan Thùy | 04/05/2023, 12:42

Hóa chất nguy hiểm có thể gây ung thư và ô nhiễm không khí thường được tìm thấy trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và chất tẩy rửa.

Một số sản phẩm tiêu dùng phổ biến nhất có thể thải ra 5.000 tấn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong các gia đình ở Mỹ hàng năm, theo nghiên cứu mới về loại hóa chất nguy hiểm.

Nghiên cứu đã phân tích danh sách thành phần trên hàng chục loại sản phẩm và đã tìm thấy mức độ đáng lo ngại nhất của các chất độc hại có trong chất tẩy rửa đa năng, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, trong khi sản phẩm riêng lẻ thải ra nhiều VOC nhất là băng phiến.

Kristin Knox, một nhà khoa học tại Viện Silent Spring (Mỹ) và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết những phát hiện này là "đáng báo động". 

"Điều đó chỉ nhấn mạnh rằng có rất nhiều sản phẩm mà mọi người sử dụng hàng ngày có chứa nhiều hóa chất độc hại", Kristin nói thêm. 

anh-man-hinh-2023-05-04-luc-10.46.08.png

VOC là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi có thể tách ra hoặc phát ra từ các bề mặt hoặc sản phẩm và di chuyển trong không khí. Nhiều chất gây rủi ro cho sức khỏe và gây ung thư, hoặc liên kết với các hóa chất khác để tạo thành ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu này là phân tích đầu tiên sử dụng dữ liệu mà các nhà sản xuất phải nộp cho tiểu bang California (Mỹ) theo luật ghi nhãn sự thật, Dự luật 65 và trong một số trường hợp sẽ không được công khai. Các thành phần này được đệ trình lên hội đồng tài nguyên không khí California, cơ quan theo dõi 33 VOC trong các sản phẩm tiêu dùng nhằm nỗ lực giảm khói bụi. Khi có ánh sáng mặt trời, VOC phản ứng với các chất gây ô nhiễm không khí khác để tạo thành ozone, thành phần chính trong sương khói. 

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở VOC và nhiều sản phẩm có thể chứa các hóa chất khác chưa được xác định. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học California, Berkley và tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Học viện Silent Spring.

Nhìn chung, nghiên cứu đã tìm thấy hơn 100 sản phẩm có VOC và 30 sản phẩm bao gồm hàng chục loại sản phẩm chăm sóc cá nhân khác nhau mà các nhà nghiên cứu cho rằng đáng được xem xét kỹ lưỡng vì hàng hóa thường chứa VOC, và có thể gây rủi ro lớn nhất cho sức khỏe. VOC có thể được hít, ăn hoặc hấp thụ qua da và nhiều sản phẩm có chứa nhiều hơn một loại hợp chất.

VOC phổ biến nhất là formaldehyde, được liệt kê là một thành phần trong sơn móng tay, dầu gội đầu, đồ trang điểm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chất này được thêm vào với chức năng để bảo quản sản phẩm. 

Trong số các thành phần độc hại nhất có diethanolamine (DEA), chất mà Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng trong mỹ phẩm, nhưng lại được tìm thấy trong 40 sản phẩm khác nhau của Mỹ, bao gồm cả mỹ phẩm và đồ chăm sóc cá nhân. Nó được sử dụng như một chất nhũ hóa. Dodson nói: "Thực tế là nó có trong rất nhiều sản phẩm và đó là điều đáng lo ngại". 

Nguy cơ lớn nhất đối với những người làm việc với các sản phẩm chứa VOC và thường xuyên tiếp xúc với một hoặc nhiều hóa chất trong sản phẩm. Nhân viên tiệm làm tóc và làm móng có thể thường xuyên tiếp xúc với khoảng 9 VOC bao gồm sơn móng tay, nước tẩy sơn móng tay, keo dán móng tay nhân tạo, thuốc duỗi tóc và các loại mỹ phẩm khác. Trong khi đó, những người lao công có thể sử dụng kết hợp các chất tẩy rửa thông thường, chất tẩy nhờn và các sản phẩm khác có thể khiến họ tiếp xúc với hơn 20 VOC.

Người tiêu dùng có thể thực hiện một số bước để tự bảo vệ mình bằng cách đọc nhãn và xác định các hóa chất nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được 11 VOC mà họ cho rằng các nhà sản xuất nên loại bỏ khỏi các sản phẩm vì chúng có độc tính cao, dễ bay hơi và 5 loại nên bị cấm theo luật về chất độc hại. Các tác giả nghiên cứu cho biết họ cũng hy vọng các cơ quan quản lý của bang California sẽ sử dụng phân tích này để xác định các sản phẩm và hóa chất có thể được quản lý chặt chẽ hơn trong hàng tiêu dùng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến ẩn chứa các hợp chất độc hại