Bộ KH-ĐT cho rằng, bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2018.

Nhiều sức ép lên tăng trưởng 6 tháng cuối năm

Trí Lâm | 06/08/2018, 14:23

Bộ KH-ĐT cho rằng, bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2018.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018 củaBộ KH-ĐT, tình hình kinh tế trong nước sau 6 tháng khởi đầu thuận lợi, tăng trưởng GDP ghi nhận mức tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Những yếu tố tích cực này giúp giảm áp lực điều hành trong những tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018.

Những tín hiệu tích cực trong 6 tháng cuối năm được Bộ KH-ĐT nêu ra là kinh tế Việt Nam vẫntrong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. GDP thực tế vẫn cao hơn so với xu thế; tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất trong cùng thời kỳ kể từ 2010.

Nhiều ngành kinh tế lớn đang vào chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát tốt và thu nhập được cải thiện; cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện.

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Tính đến hết quý 2/2018, có 738 điều kiện kinh doanh/hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ hoặc sửa đổi, đơn giản hóa. Nhiều Bộ, ngành vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2018.

Sức ép đầu tiên là giá hàng hóa và sức ép lạm phát. Giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới được dự báo tăng cao. Ở trong nước, giá dịch vụ y tế, giáo dục, lương cơ bản sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng theo lộ trình.

Theo đó, giá các mặt hàng thiết yếu, nguyên, nhiên liệu đầu vào cơ bản tăng gây khó khăn hơn cho các ngành sản xuất, cùng với áp lực tăng tỷ giá VND/USD... khiến cho áp lực lạm phát của Việt Namcó dấu hiệu tăng cao trở lại.

Tiếp theo, xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng. Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường nội địa, nhiều quốc giangày càng có xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung.

Bên cạnh đó là diễn biến khó lường của thị trường ngoại hối. Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ - Trung Quốc- EU) diễn ra căng thẳng hơn, các quốc gia có xu hướng tiếp tục phá giánội tệ của mình so với các đồng tiền mạnh (USD, EUR…) để hạn chế thiệt hại, đặc biệt là Trung Quốc - có thể nước này sẽ mạnh tay phá giánội tệ để tạo cạnh tranh thương mại.

Trong bối cảnh đóViệt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực, diễn biến tỷ giá VND/USD sẽ trở nên khó lường hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu và sau đó là tăng trưởng kinh tế.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất, đồng thời dự kiến tăng lãi suất 3 lần trong năm 2019và thanh khoản ngân hàng, nhập siêu và dòng vốn gián tiếp vẫn là những ấn số cho thị trường ngoại hối những tháng cuối năm.

Cùng với đó, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tưnước ngoài; tình hình thiên tai diễn biến phức tạp gây ra tổn thất lớn về người, tài sản và ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.

Trong bức tranh tăng trưởng này, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra mức dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 đạt 7,1%, giữ nguyên mức tăng như đánh giá đầu năm nay. Đây là đánh giá tích cực trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu gia tăng.

Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered công bố dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 7% trong năm 2018, tăng so với dự báo 6,8% của Standard Chartered đưa ra trước đó.

Lam Thanh
Bài liên quan
Thủ tướng: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều sức ép lên tăng trưởng 6 tháng cuối năm