Theo thống kê ngày 7.2 của Bộ GD-ĐT, 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh tiểu học và trẻ mầm non đi học trực tiếp trong tháng 2.

Nhiều tỉnh thành cho học sinh mầm non học trực tiếp trong tháng 2

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 08/02/2022, 06:21

Theo thống kê ngày 7.2 của Bộ GD-ĐT, 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh tiểu học và trẻ mầm non đi học trực tiếp trong tháng 2.

Bộ GD-ĐT cho biết tính tới thời điểm này đã có 53/63 tỉnh, thành phố cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7.2.2022 đến ngày 14.2.2022. Khối THCS có 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2.2022. Trong đó có 57/63 tỉnh, thành phố cho 100% học sinh đi học trực tiếp từ ngày 8.2.2022. Khối THPT cả 63/63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp vào ngày 7.2.2022. Các cơ sở giáo dục đại học: 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp bắt đầu từ ngày 14.2.2022.

Sau Tết Nguyên đán, học sinh, trẻ mầm non ở nhiều tỉnh, thành được đến trường, trừ những khu vực có tình hình dịch COVID-19 phức tạp. Riêng tại TP.HCM, giai đoạn từ ngày 14.2 đến 25.2, trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi đến trường. Khi trẻ đến trường, các cơ sở giáo dục mầm non phân công giáo viên hỗ trợ đón trẻ, kiểm tra sức khỏe (đo thân nhiệt, rửa tay) và hướng dẫn trẻ vào lớp phù hợp với điều kiện, quy mô của đơn vị.

khai-giang-10.jpg
Nhiều tỉnh thành cho học sinh mầm non đi học trở lại

Theo Bộ GD-ĐT, khoảng 17 triệu học sinh và trẻ mầm non sẽ đến trường học trực tiếp từ ngày 7.2, ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, đây là sự cố gắng hết sức mình của ngành y tế và ngành giáo dục với quyết tâm đưa trẻ đến trường, không nghỉ quá lâu.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề lo lắng của phụ huynh khi trẻ chưa tiêm phòng COVID-19 nhưng đã đi học, dễ xảy ra việc lây nhiễm bệnh. PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết việc trẻ em đến trường khi chưa tiêm chủng đúng là điều lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần lưu ý bảo đảm tất cả các thành viên đủ điều kiện trong gia đình đều được tiêm chủng đầy đủ. Cha mẹ cần nắm được các thông tin đầy đủ về quy định ứng phó với COVID-19 cụ thể tại trường học của con em mình. Và chuẩn bị tâm lý cho các cháu đi học và hướng dẫn dự phòng 5K cẩn thận.

Bên cạnh đấy, các chuyên gia y tế cũng cho biết trẻ em khi không may mắc bệnh COVID-19 thì rất nhanh khỏi bệnh. Thường ở trẻ em, 14 ngày kể từ khi khỏi bệnh là trẻ đã có thể hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường, có thể tiêm chủng các loại vắc xin dành cho bệnh khác an toàn. Trẻ em cũng không dễ bị rơi vào trạng thái lo âu quá độ như ở người lớn. Người lớn có khi lo âu, hoảng loạn tới mức mất ngủ, thay đổi nhịp tim nhưng trẻ em chỉ có thể tỏ ra lo lắng khi chính cha/mẹ chúng quá lo âu mà làm ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ cũng bất an theo. Trẻ sẽ trở lại bình thường ngay khi người lớn thôi tỏ ra lo âu quá độ.

"Trẻ em rất hiếm khi bị nặng khi nhiễm COVID-19, chỉ một số trường hợp đặc biệt trên cơ địa béo phì hoặc có bệnh nền sẵn. Nên nhớ rằng, đã có rất nhiều trẻ tự khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc, quan trọng nhất là chăm sóc và theo dõi, phát hiện dấu hiệu nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời. Bố mẹ, người lớn cần bình tĩnh, chăm sóc bản thân, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, để có đủ sức khỏe chăm sóc trẻ" - Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho hay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều tỉnh thành cho học sinh mầm non học trực tiếp trong tháng 2