Hôm 22.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Jens Spahn cho biết Đức sẽ quảng bá Moderna cho những người dân đang tìm kiếm các mũi tiêm tăng cường vì nhu cầu cao với vắc xin Pfizer - BioNTech có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn dự trữ và ảnh hưởng các nỗ lực chế ngự đợt dịch COVID-19 thứ tư.

Nhu cầu tiêm mũi 3 Pfizer tăng cao, Bộ Y tế Đức quảng bá ‘vắc xin Moderna là chiếc Rolls-Royce’

Sơn Vân | 22/11/2021, 21:29

Hôm 22.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Jens Spahn cho biết Đức sẽ quảng bá Moderna cho những người dân đang tìm kiếm các mũi tiêm tăng cường vì nhu cầu cao với vắc xin Pfizer - BioNTech có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn dự trữ và ảnh hưởng các nỗ lực chế ngự đợt dịch COVID-19 thứ tư.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức - Jens Spahn đã cảnh báo trong một cuộc họp báo rằng khoảng 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Moderna có thể hết hạn trong quý 1/2022 nếu không được sử dụng. Ông nói thêm rằng một số chuyên gia coi Moderna là “chiếc Rolls-Royce của vắc xin COVID-19, còn Pfizer - BioNTech là chiếc Mercedes”.

Ông Jens Spahn nói: “Thật không may, ấn tượng là chúng ta sẽ chỉ sử dụng Moderna để tránh hết hạn sử dụng của những liều vắc xin đó vào quý đầu tiên năm 2022. Đây là khía cạnh quan trọng nhưng không phải quyết định. Điều quan trọng là nguồn cung cấp vắc xin BioNTech của chúng ta đang cạn kiệt nhanh đến mức vào tuần tới, chúng tôi sẽ không thể cung cấp nhiều hơn 2-3 triệu liều mỗi tuần".

Trong thử nghiệm lâm sàng do Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện, tiêm mũi tăng cường Moderna luôn tăng kháng thể trung hòa lên mức cao nhất bất kể bạn nhận loại vắc xin nào ban đầu. Xem chi tiết tại đây.

Bộ trưởng Y tế Singapore - Ong Ye Kung cho biết những người đã nhận hai mũi vắc xin Pfizer và tiêm thêm liều Moderna tăng cường sẽ được bảo vệ tốt trước COVID-19 so với những người tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer. Xem chi tiết tại đây.

nhu-cau-tiem-mui-3-pfizer-tang-cao-bo-y-te-duc-quang-ba-vac-xin-moderna-la-chiec-rolls-royce.jpg
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn phát biểu tại cuộc họp báo về tình hình bệnh COVID-19 của Đức tại Berlin ngày 22.11 cùng việc tiêm vắc xin Moderna, BioNTech

Đức đang phải vật lộn để kiềm chế làn sóng dịch thứ tư chủ yếu do biến thể Delta gây ra đã đẩy tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 lên mức cao kỷ lục trên toàn châu Âu.

Viện Robert Koch đã báo cáo hôm 22.11 rằng số người mắc COVID-19 trong 7 ngày đã tăng lên 386,5 trên 100.000 dân, tương đương 30.643 ca trong 24 giờ, hơn 7.000 người so với một tuần trước. Hơn 60 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ qua.

16 bang của Đức, nơi bao gồm cả y tế cộng đồng, đang cố gắng phá vỡ làn sóng dịch bằng cách tung ra các mũi tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường, thu hút những người chưa tiêm vắc xin làm điều này và áp đặt một loạt các hạn chế.

Bang Sachsen phía đông và bang Bavaria phía nam đã hủy bỏ các chợ Giáng sinh dự kiến ​​mở cửa trong tuần này. Trên khắp nước Đức, hầu hết các doanh nghiệp vẫn mở cửa cho những người đã được tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19 khi các nhà chức trách cố gắng phá vỡ sự kháng cự với việc tiêm vắc xin ở quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng là 68%, so với gần 80% của Tây Ban Nha.

Ông Jens Spahn nói rằng các mũi tiêm tăng cường sẽ mất ít nhất hai tuần để bắt đầu làm phẳng đường cong của tỷ lệ mắc COVID-19 tăng cao và cho biết chỉ hạn chế tiếp xúc mới có thể giúp ích trong thời gian ngắn hạn.

Ngoài ra, ông Jens Spahn đã tìm cách xoa dịu lo ngại về tình trạng thiếu vắc xin COVID-19 vì Đức có tổng cộng 50 triệu liều từ BioNTech và Moderna có sẵn cho đến cuối năm, đủ cho mũi thứ nhất và thứ hai cũng như tăng cường.

Thủ tướng Đức kêu gọi các biện pháp cứng rắn hơn chống làn sóng COVID thứ 4

Thủ tướng Đức - Angela Merkel nói với các nhà lãnh đạo trong đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà rằng các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan COVID-19 trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu là chưa đủ và cần phải có hành động mạnh mẽ hơn.

"Chúng ta đang ở trong một tình huống hết sức bi kịch. Những gì hiện có là không đủ", bà Angela Merkel nói với các nhà lãnh đạo CDU trong một cuộc họp, theo hai người tham gia.

Số ca mắc ở Đức đã tăng vọt, đặc biệt là ở những người cao tuổi nhận hai mũi vắc xin COVID-19 vào đầu năm nay và trẻ em không đủ điều kiện để tiêm.

Khoảng 79% người lớn ở Đức đã nhận hai mũi vắc xin COVID-19, nhưng chỉ 7,5% được tiêm mũi tăng cường cho đến nay, với tổng số ca tử vong do căn bệnh này là gần 100.000.

Đức đã quyết định hạn chế phần lớn đời sống công cộng ở những khu vực mà bệnh viện đang chứa đầy bệnh nhân COVID-19 với những người đã được tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh.

Tuy nhiên, bà Angela Merkel cho biết cả những biện pháp đó cũng như việc tiêm vắc xin nhiều hơn sẽ không đủ để ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng số ca COVID-19 trong thời gian ngắn. Bà Angela Merkel kêu gọi 16 bang liên bang của Đức quyết định các biện pháp cứng rắn vào ngày 24.11 tới.

Nước láng giềng Áo đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 22.11 và Bộ trưởng Y tế Đức cảnh báo rằng nước này có thể làm theo.

Hôm 22.11, Đức đã báo cáo 30.643 ca COVID-19 mới với 62 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc COVID-19 trên 100.000 người trong một tuần là 386,5, ngày thứ 15 liên tiếp là con số kỷ lục.

Tổng số ca COVID-19 ở Đức kể từ khi đại dịch bắt đầu là 5.389.669.

Bài liên quan
Bộ trưởng Y tế Singapore: Người nhận 2 mũi vắc xin Pfizer được bảo vệ tốt hơn khi tiêm thêm liều Moderna
Những người đã nhận hai mũi vắc xin Pfizer và tiêm thêm liều Moderna tăng cường sẽ được bảo vệ tốt trước COVID-19 so với những người tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhu cầu tiêm mũi 3 Pfizer tăng cao, Bộ Y tế Đức quảng bá ‘vắc xin Moderna là chiếc Rolls-Royce’