Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do nhu cầu còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ.

Nhu cầu tín dụng thấp, ngân hàng thừa tiền vẫn khó cho vay

Phan Thị Diệu | 23/09/2020, 13:12

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do nhu cầu còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong thời gian qua, cơ quan này đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt.

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm 2019. Đến cuối tháng 8.2020, tăng trưởng tín dụng đạt 4,75% và đến ngày 16.9, tín dụng đã tăng 4,81%.

Liên quan đến hoạt độngtín dụng,ông Quang nói rằng bám sát diễn biến dịch COVID-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng khôi phục nhanh chóng sản xuất, kinh doanh.

Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, trái phiếu chính phủ vẫn được các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt. Nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm được đáp ứng kịp thời. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của NHNN.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cũng cho biết ảnh hưởng của dịch bệnh đã dẫn đến việc khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 2,27 triệu tỷ đồng, chiếm trên 25% dư nợ toàn hệ thống. Dư nợ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4%; tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 3,29%; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3%...

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nói rằng dịch COVID-19 tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Với các ngân hàng, tác động lớn nhất là cầu tín dụng rất thấp. Mặc dù các ngân hàng đưa ra nhiều gói tín dụng lãi suất thấp, NHNN cũng nới room cho tất cả các ngân hàng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng, song số lượng khách hàng có nhu vay vẫn rất ít.

Đề cập thêm về tăng trưởng tín dụng, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nói rằng đầu năm, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% nhưng do tác động của đại dịch COVID-19 nên nhu cầu vốn rất thấp. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2019, NHNN sẽ cân nhắc điều chỉnh đối với từng tổ chức tín dụng.

Theo Phó thống đốc, đối với các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, NHNN luôn theo sát để đảm bảo tín dụng không lâm vào rủi ro và hạn chế thấp nhất gia tăng của nợ xấu.

"Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi rất sát những diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ ngân hàng, căn cứ vào đó và sức khoẻ của hệ thống ngân hàng, mức độ thanh khoản của hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khác nhau để quyết định điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ, trong đó có lãi suất, nếu cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hệ thống ngân hàng”, bà Hồng khẳng định

Về định hướng trong thời gian tới, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản của tổ chức tín dụng hợp lý để ổn định thị trường. Đồng thời, cơ quan này sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhu cầu tín dụng thấp, ngân hàng thừa tiền vẫn khó cho vay