Như ta là (As One Is) chuyển tải nội dung tám cuộc nói chuyện ngẫu hứng của J.Krishnamurti trong một rừng sồi nhỏ ở California (Mỹ) từ năm 1955. Nhưng đến nay, những vấn đề Krishnamurti nêu từ thời điểm đó vẫn còn nhiều giá trị mới mẻ đáng suy ngẫm.

‘Như ta là’ - J.Krishnamurti: Hãy lắng nghe chính mình

Hạ Vĩ | 24/06/2023, 11:45

Như ta là (As One Is) chuyển tải nội dung tám cuộc nói chuyện ngẫu hứng của J.Krishnamurti trong một rừng sồi nhỏ ở California (Mỹ) từ năm 1955. Nhưng đến nay, những vấn đề Krishnamurti nêu từ thời điểm đó vẫn còn nhiều giá trị mới mẻ đáng suy ngẫm.

Quyển sách chứa đựng những tư tưởng thông tuệ; những cách đặt vấn đề mới mẻ về con người và xã hội mà loài người đang sống. Nó gợi suy nghĩ về câu hỏi ta là ai, xã hội ta đang sống là như thế nào? Tại sao như vậy? Ta phải làm gì?… Và gợi mở câu trả lời từ chính mỗi người, chứ không phải từ tác giả.

Làm sao để giải thoát trí não khỏi mọi sự qui định?

Theo Krishnamurti, khắp nơi trên thế giới và trong bản thân mỗi người có quá nhiều vấn đề quan trọng phải giải quyết. Có nơi chìm đắm trong nghèo khó, có nơi sống đau khổ, bất công, một cảm giác sống mà không có tình yêu… Con người bị điều khiển, bị chìm đắm trong tham lam, dục vọng, chia rẻ, thù địch, thất bại, đau khổ… Krishnamurti cho rằng nhiều vấn đề của ta không thể giải quyết được, trừ khi có một cuộc cách mạng nền tảng của trí não, bởi vì chỉ có một cuộc cách mạng như thế mới có thể đem lại nhận thức rằng đâu là sự thật.

ed50b3bf-86ea-40ff-a18a-e88cc5968736.jpeg

Nếu ta không thấy chính mình “như ta là”, nếu ta không thấu hiểu người tư duy (cái thực thể tìm kiếm, không ngừng yêu cầu, đòi hỏi, chất vấn, ra sức khám phá…) thì khi đó tư tưởng của ta, cuộc tìm kiếm của ta sẽ vô nghĩa. Chừng nào công cụ tư duy của ta còn chưa sáng tỏ, còn lầm lạc, còn bị qui định, thì bất cứ suy nghĩ nào của ta cũng bị hạn chế, nhỏ hẹp. Vì thế, để giải quyết những vấn đề cốt lõi nêu trên, vấn đề của ta là làm sao giải thoát trí não khỏi mọi sự qui định. 

Với Krishnamurti, “điều quan trọng là nhận thức được sựqui định của chính ta. Và việc biết được rằng ta bị qui định là một việc khó khăn lạ thường”. Theo ông, quan trọng là hiểu chính mình. Tự biết mình là khởi đầu của trí tuệ. Tự biết mình là không rập khuôn theo bất kỳ sách vở, triết gia, nhà tâm lý nào, mà là biết chính mình như ta là trong từng khoảnh khắc. Biết mình là quan sát những gì ta nghĩ, ta cảm nhận, không chỉ trên bề mặt, mà nhận thức thật sâu cái đang là nhưng không hề lên án, phán xét, đánh giá hay so sánh. 

“Hãy thử làm đi và bạn sẽ thấy thật khó khăn biết bao đối với một trí não đã được đào tạo qua bao thế kỷ để so sánh, lên án, phán xét, đánh giá, để chấm dứt toàn bộ tiến trình đó và chỉ đơn giản quan sát cái đang là”, ông nói.

1d292961-39b2-4977-9313-b89c85f8e672.jpeg

Tác giả gợi mở: “Nếu ao ước tìm ra sự thật, ta phải hoàn toàn thoát khỏi mọi tôn giáo, thoát khỏi mọi sự qui định, thoát khỏi mọi giáo điều, mọi niềm tin, mọi quyền lực xui khiến ta phải tuân thủ, nghĩa là về cốt lõi, phải hoàn toàn đứng một mình, và việc đó vô cùng khó khăn”. Nhưng nếu không như vậy, thì ta không thể nhìn ra con đường đểkhám phá sự thật cốt lõi của bản thể con người và xã hội loài người, để tự mình tìm ra những đổi thay đúng đắn và tích cực. 

Bạn mới quan trọng, chứ không phải giáo lý 

Ngay trong Lời nói đầu, quyển sách đã nêu rõ: Các cuộc nói chuyện này cốt yếu chỉ ra sự thấu hiểu ta là như thế nào, như chính ta là, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống thường ngày - không phải ta nên là thế nào, như được định nghĩa bởi các giá trị văn hóa, những lý tưởng tôn giáo và những tương lai tự phóng chiếu ra. Những khám phá như thế này đòi hỏi chính ta phải thấu hiểu chứkhông phải chấp nhận những lời được ghi ở đây là đúng”. Đó cũng chính là điều thú vị của quyển sách chờ người đọc khám phá, nghiền ngẫm. 

Krishnamurti khuyên rằng: “Hãy quan sát trí não của chính bạn, hãy nhìn thấy những tầng sâu mà trí não có thểvươn tới; do đó, bạn mới quan trọng, chứ không phải giáo lý. Điều quan trọng đối với bạn là khám phá đường đi nước bước trong tư duy của chính bạn và tư duy đó hàm ý gì…”.

Ông đưa ra một dẫn chứng: Nếu tôi thật sự muốn thấu hiểu phiền não và chấm dứt phiền não, tôi phải khám phá không chỉ những điều hàm chứa trong sự tiến bộ, mà còn phải hiểu thực thể muốn cải thiện chính mình đó là gì, và tôi cũng phải biết động cơ nào khiến thực thể đó tìm cách cải thiện. Toàn bộ những điều ấy là ý thức… Nếu tôi muốn tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong chính tôi, chắc chắn tôi phải thấu hiểu toàn bộ sự tiến bộ của ý thức.

c4a58b82-5711-4e92-9b15-7a13ebbe60ed.jpeg

Và theo ông, để trí não xuất hiện những điều mới mẻ thì không để trí não bị bận rộn. Chỉ có một trí não đầy tham vọng mới bận rộn. Chỉ có một sự tĩnh lặng của trí não, một sự trống không, trong đó không có bất kỳ chuyển động nào, chỉ khi đó cái chưa biết mới hiện hữu và trởnên hữu ích với chúng ta - với những điều ta đang quan tâm và cần thay đổi về chính bản thân mình và xã hội loài người mà mình đang hiện diện.

Điều lý thú là trong “Như ta là” có hẳn một phần phụ lục về thiền. Và  chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi từ năm 1955 của thế kỷ trước đã có một nhà tư tưởng nói về thiền thật sâu sắc và khác biệt. Ông viết: “Thiền rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải hiểu thiền là gì, nếu không, trí não sẽ bị vướng mắc vào kỹ thuật thuần túy. Chính khi hiểu thiền là gì đó, tôi đang thiền”.

Tác giả mô tả, đúc kết: “Thiền là hương thơm của cuộc sống; thiền có một vẻ đẹp mênh mông. Nó mở ra những cánh cửa mà trí não không bao giờ mở được ; nó đi vào những tầng sâu mà một trí não được giáo dục đơn thuần không bao giờ chạm tới được.. Thiền là một trong những nghệ thuật vĩ đại trong cuộc sống, có lẽ là vĩ đại nhất, và ta không thể học được thiền từ bất cứ ai… Thiền để hiểu chính mình, hiểu các thực tế luôn luôn đổi thay, đang nối tiếp diễn ra trong bạn, chứ không phải thiền để thấy Thượng đế, một cảnh giới hay cảm giác vui sướng nào…Tình yêu nở hoa, đó là thiền…”.

Hãy đọc “Như ta là” của Krishnamurti để chiêm nghiệm nhiều điều thú vị về chính ta và xã hội mà ta đang sống.

Krishnamurti (1895-1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ. Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay quốc gia nào.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Như ta là’ - J.Krishnamurti: Hãy lắng nghe chính mình