Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên hòn đảo Ile de la Cite của Paris...

Những điều ít người biết về nhà thờ Đức Bà Paris

Đan Thùy | 17/04/2019, 11:24

Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên hòn đảo Ile de la Cite của Paris...

Nhà thờ Đức Bà ở Paris không phải công trình cao nhất, cổ nhất hoặc lớn nhất thế giới. Nhưng nó có quyền nhận về danh hiệu nhà thờ nổi tiếng nhất thế giới. Giờ đây công trình có tầm vóc quy mô kể cả về lịch sử, tôn giáo và văn hóa này đã kỷ niệm 850 năm ngày nó bắt đầu được xây dựng.

Trong hàng thế kỷ, nhà thờ Đức Bà đã đứng yên bên làn nước xám của sông Seine, chứng kiến sự đổi thay của nước Pháp và vô số các sự kiện trọng đại có liên quan, gồm sự thăng trầm của 80 vị vua, 2 hoàng đế, 5 nền cộng hòa và 2 cuộc chiến tranh thế giới.

Công trình theo dấu thăng trầm của đất nước

Các bức tượng quỷ nổi tiếng (gargoyle) ở trên nóc của nhà thờ đã chứng kiến cả vinh quang và thảm kịch diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhà thờ, với các cửa sổ hoa hồng xây dựng từ thế kỷ 13, đã bị cướp phá và gần như bị phá hủy trong thời Cách mạng tư sản Pháp.

Tuy nhiên nó đã sống sót và từ tháng này đã bắt đầu khởi động một năm đầy các sự kiện đặc biệt để mừng 850 năm tồn tại.

Sử sách nói rằng hòn đá đầu tiên xây dựng nhà thờ đã được đặt xuống vào năm 1163. Phải mất 180 năm để người ta hoàn thành việc xây dựng nhà thờ. Tuy nhiên ngay khi công trình tráng lệ này đang hình thành, lịch sử đã diễn ra trong cái bóng của nó. Những người lính thập tự chinh đã tới đây cầu nguyện trước giàn giáo của công trình rồi lên đường tham dự các cuộc thập tự chinh.

Nhà thờĐức Bà Paris 850 năm tuổi -Ảnh: Internet

Trong các bức tường của nhà thờ, vào năm 1431, một đứa trẻ ốm yếu mới 10 tuổi, Vua Henry VI của Anh, đã lên ngôi trở thành Vua Pháp. Và năm 1804, trong âm thanh của 8.000 chiếc kèn ống của nhà thờ, Napoleon đã trở thành hoàng đế.

Âm nhạc đã luôn là một phần không thể tách rời với đời sống của nhà thờ. Trong năm tới đây, 3 dàn hợp xướng của nhà thờ sẽ hát lại những giai điệu đã xuất hiện sớm nhất trong Thiên chúa giáo. Giám đốc hợp xướng Sylvain Dieudonne cho phóng viên BBC biết rằng "vào năm 1163, khi người ta bắt đầu xây dựng nhà thờ, Paris đã trở thành một trung tâm tri thức, tinh thần và phát triển âm nhạc.

"Trường âm nhạc ở nhà thờ có ảnh hưởng rất lớn. Qua các bản thảo chúng tôi thu được, trường âm nhạc tại đây đã ảnh hưởng âm nhạc trên toàn châu Âu, ở Tây Ban Nha, Ý, Đức và Anh".

Điểm tham chiếu chính thức cho Paris

Khikhách du lịch đứng xếp hàng trước Nhà thờ Đức Bà, họ thường bị thu hút vào mặt tiền được điêu khắc, hoặc hướng về bờ sông Seine và ít khi nhìn xuống mặt đất. Nhưng những người dân Pháp cho rằng đây là một sai lầm, vì khách du lịch sẽ bỏ lỡ một chi tiết quan trọng: điểm tham chiếu chính thức đại diện cho Paris.

Điểm số 0 tại Nhà thờĐức Bà -Ảnh: Internet

Điểm cây số 0 của nước Pháp được đánh dấu ở sân trước Nhà thờ Đức Bà, có tọa độ địa lý 48,85341ON, 2,34880OE ghi dòng chữ "KILOMETRE ZERO DE FRANCE". Đây chính là điểm giữa, cũng là trung tâm lịch sử của thành phố Paris, đồng thờilà nơi xuất phát để tính toán mọi khoảng cách địa lýtrong nước Pháp.

Những chiếc chuông hoàn hảo nhất

Nhưng có một thứ âm thanh khác nổi tiếng hơn tại nhà thờ này. Đó là những chiếc chuông và âm thanh của chúng, đã được bất tử nhờ tác phẩm Nhà thờ Đức Bàở Paris của nhà văn Victor Hugo.

Chiếc chuông lớn nhất trong những chiếc chuông của nhà thờ được gọi là Emmanuel. Nó được lắp tại tháp Nam của nhà thờ vào năm 1685 và vẫn đổ chuông mỗi ngày để báo hiệu về giờ giấc trong ngày. Nó cũng đã ngân lên để mừng ngày Paris được giải phóng vào năm 1944.

Marie là chiếc chuông lớn thứ 2 trong Nhà thờĐức Bà Paris -Ảnh: Internet

Năm nay, 8 chiếc chuông nhỏ hơn của nhà thờ vốn nằm ở tháp Bắc đang được đúc lại. Nhà thờ không còn những chiếc chuông gốc nữa. Chúng đã bị đun chảy để làm đạn đại bác trong cuộc cách mạng năm 1789. Khi 4 chiếc chuông ở tháp Bắc được đúc lại lần đầu vào thế kỷ 19, âm thanh của những chiếc chuông mới đã rất lộn xộn và nghe không vừa tai.

8 chiếc chuông mới hiện đang được đúc ở thị trấn Villedieu-Les-Poeles, tại Normandy, sử dụng các phương thức đúc cổ của người Ai Cập. Cụ thể, phần khuôn đúc sẽ được làm từ lông ngựa và phân. "Các nguyên liệu này giúp chuông có lớp vỏ ngoài hoàn hảo, tốt hơn nhiều khi làm khuôn đúc bằng cát và xi măng" - ông Paul Bergamo, lãnh đạo xưởng đúc chuông cho biết.

Tuy nhiên ông cũng cho biết các kỹ sư của mình đã sử dụng nhiều kỹ thuật đo đếm bằng máy tính để hoàn thiện tiếng chuông. "Chúng tôi sử dụng máy phân tích âm thanh để kiểm tra âm cuối. Chúng sẽ được tinh chỉnh để hợp với âm của chiếc chuông lớn Emmanuel. Những chiếc chuông thực sự là sản phẩm kết hợp của công nghệ hàng đầu và những gì tuyệt vời nhất trong truyền thống. Tôi tin rằng khi chúng tôi xong việc, đây sẽ là bộ chuông tuyệt vời nhất ở Pháp".

Một "khu rừng" trong nhà thờ

Khung mái bằng gỗ của Nhà thờĐức Bà -Ảnh: Internet

Nhà thờ Đức Bà Paris có kích thước 127 mét (dài), 48 mét (chiều rộng) và gian giữa chính cao 43 mét. Với kích thước như vậy, có thể ngạc nhiên khi cấu trúc mái hoàn toàn làm bằng gỗ, có lịch sử từ thế kỷ thứ 12.Ước tính, 13.000 cây gỗ sồi đã bị chặt hạ. Để đạt đến độ cao mà các thợ mộc cần để xây dựng cấu trúc, những cây đó có thể đã 300 hoặc 400 năm tuổi.

Những khung gỗ này được làm từ gỗ các cây bị chặt trong khoảng thời gian từ giữa năm 1160 đến 1170, tạo thành một trong những phần kiến trúc lâu đời nhất của cấu trúc nhà thờ. Tuy nhiên, đám cháy vừa qua đã thiêu rụi phần mái nhà này.

Đan Thùy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều ít người biết về nhà thờ Đức Bà Paris