Robot vận chuyển trong khu cách ly, robot lau sàn khử khuẩn, hay việc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã liên tục chiếu xạ thanh trùng miễn phí 7 lần cho khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế dùng trong công tác phòng chống dịch… là những đóng góp thiết yếu và quan trọng của ngành KH-CN trong việc phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Những đóng góp của KH-CN trong việc phòng chống dịch COVID-19

16/04/2020, 15:51

Robot vận chuyển trong khu cách ly, robot lau sàn khử khuẩn, hay việc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã liên tục chiếu xạ thanh trùng miễn phí 7 lần cho khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế dùng trong công tác phòng chống dịch… là những đóng góp thiết yếu và quan trọng của ngành KH-CN trong việc phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Nhiều dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ hỗ trợ việc phòng chống dịch COVID-19- Ảnh: VP Đề án 844

Theo thông tin từ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) hiện chiếu xạ khử khuẩn miễn phí cho thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ công tác phòng chống dịch ở nước ta.

Chiếu xạ thiết bị y tế là công nghệ sử dụng năng lượng bức xạ ion hóa để xử lý sản phẩm, cụ thể nguồn bức xạ được sử dụng để khử trùng các dụng cụ y tế là nguồn phát tia gamma. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng so với xử lý thông thường mà còn kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.

Kể từ khi bắt đầu nhận được thông tin về dịch bệnh cho đến nay, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã liên tục chiếu xạ thanh trùng miễn phí 7 lần cho khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế dùng trong công tác phòng chống dịch, với 102.300 chiếc khẩu trang nano; 22.525 khẩu trang N95 và 960 bộ quần áo bảo hộ y tế trang bị cho cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai. Trong thời gian tới, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục chiếu xạ khử khuẩn miễn phí thiết bị y tế sử dụng trong các đơn vị tuyến đầu chống dịch.

Trung tâm chiếu xạ Hà Nội - Ảnh: Viện Năng lượng nguyên tử VN

Theo đặt hàng từ Bộ KH-CN, Việt Nam đã chế tạo thành công 2 robot, bao gồm robot lau sàn khử khuẩn phòng bệnh NaRoVid1 và robot vận chuyển trong các khu vực cách ly Vibot-1a. Đặc biệt, 2 robot "made in Vietnam" này đều được nghiên cứu, chế tạo trong khoảng thời gian ngắn (hơn 2 tuần).

Cụ thể, Vibot phiên bản 1a đã được chế tạo và có thể thuần thục việc đảm nhận nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm… từ ngoài vào các buồng bệnh; vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt… từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

Trong khi đó, robot NaRoVid1có thể chứa tối đa 10 lít dung dịch khử khuẩn trong một lần hoạt động và làm việc liên tục trong vòng 2 giờ đồng hồ. Nhờ được gắn các cảm biến, robot có thể tự động di chuyển, tránh mọi vật cản trên đường đi. Với thiết kế đặc biệt, robot NaRoVid1 có thể dễ dàng đi vào dưới giường bệnh, đi vào mọi ngóc ngách của phòng bệnh để vệ sinh và khử khuẩn một cách sạch sẽ. Đặc biệt, NaRoVid1 có thể khử khuẩn chính nó trước khi đi ra khỏi phòng cách ly. Đây là một tính năng mới, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

Robot NaRoVid1 lau sàn, khử khuẩn phòng bệnh - Ảnh: Bộ KH-CN

Trước đó, ngay khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, Bộ KH-CN đã phê duyệt 4 đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ phòng chống dịch COVID-19. Trong đó có nhiệm vụ “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (còn gọi là bộ kit) real-time RT-PCR và RT-PCR phát hiện vi rút corona chủng mới (SARS-CoV-2)” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.

Sau 1 tháng, hai đơn vị đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo được bộ kit real-time RT-PCR one step phát hiện SARS-CoV-2. Bộ Y tế sau đó có quyết định về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm vi rút được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19.

Robot vận chuyển trong các khu vực cách ly Vibot-1a - Ảnh: Bộ KH-CN

Sự chung tay của cộng đồng startup

Ngoài sự vào cuộc của các nhà khoa học, cộng đồng khởi nghiệp (startup) cũng chung tay trong việc phòng chống dịch bệnh. Điển hình như COVID-19 Check là dịch vụ giúp người dùng có thể kiểm tra được khả năng bị lây nhiễm theo phân loại từ F0 tới F5. Đây là ứng dụng được phát triển bởi Got It, một trong những startup giáo dục do anh Trần Việt Hùng sáng lập.

Ngoài ra, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại bởi đại dịch COVID-19, Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN) đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 USD nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng ứng dụng học phát âm ELSA Speak.

Ngoài ra, theo khảo sát đến ngày 2.4.2020 từ Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN), hiện đã có hơn 45 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ, không chỉ hỗ trợ xử lý trực tiếp tuyến đầu dịch bệnh mà còn giúp giải quyết vấn đề cho nhóm cộng đồng đang cách ly, hay nhóm chịu ảnh hưởng gián tiếp. Hiện Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN) tiếp tục tiếp thu các giải pháp từ startup và tiến hành kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ phù hợp.

Thu Anh

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những đóng góp của KH-CN trong việc phòng chống dịch COVID-19