Trong Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt có nêu rõ việc tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực sẽ là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành thời gian tới.

Nỗ lực tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện thời gian tới

tuyetnhung | 10/02/2017, 08:10

Trong Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt có nêu rõ việc tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực sẽ là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành thời gian tới.

Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 nêu rõ, giai đoạn 2016 - 2018 đối với khâu phát điện sẽ thực hiện cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các Tổng công ty Phát điện tiếp tục trực thuộc các tập đoàn và do các tập đoàn nắm giữ ít nhất 51% cổ phần. Các Tổng công ty Phát điện sau khi cổ phần hóa chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đầu tư nguồn điện mới được giao theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, đề án cũng đặt ra việc các Tổng công ty Phát điện xây dựng và thực hiện các đề án nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh cao, sản xuất kinh doanh có lãi, tăng dần tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Khuyến khích các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo, đáp ứng đủ điều kiện được quyền tham gia trực tiếp thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm.

Đối với khâu truyền tải điện sẽ tiếp tục duy trì mô hình tổ chức của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do EVN làm đại diện nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Đối với khâu phân phối điện - bán lẻ điện, sẽ tiếp tục duy trì mô hình tổ chức của các Tổng công ty Điện lực theo hình thức công ty TNHH MTV do EVN làm đại diện nắm giữ 100% vốn điều lệ. Xây dựng cơ chế điều tiết giữa các Tổng công ty Điện lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Thực hiện từng bước tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực.

Đối với việc vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia tiếp tục thực hiện chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Xây dựng đề án chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong EVN.

Đối với quản lý số liệu đo đếm điện năng trong thị trường điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia sẽ thực hiện chức năng quản lý số liệu đo đếm trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực, Công ty Mua bán điện, Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu đo đếm trong phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Công Thương.

Cơ quan Điều tiết điện lực đổi mới mô hình của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và nâng cao hiệu quả điều tiết hoạt động điện lực.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, đề án yêu cầu tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước tại các Tổng công ty Phát điện xuống dưới mức chi phối và tách các Tổng công ty Phát điện ra khỏi các tập đoàn sau khi có đánh giá kết quả hoạt động sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa, đảm bảo tuân thủ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước.

Đưa các nhà máy điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT (nhà máy điện BOT) tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Cụ thể, đối với nhà máy điện đã ký hợp đồng BOT: Khuyến khích nhà máy điện BOT tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đối với nhà máy điện chưa ký hợp đồng BOT: Giảm công suất, sản lượng bao tiêu và tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Triển khai phương án đưa các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tiếp tục thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực để chuẩn bị cho vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Triển khai thực hiện cơ chế điều tiết giữa các Tổng công ty Điện lực đáp ứng yêu cầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập trong EVN, hoàn thành trước khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành.

Trong giai đoạn định hướng cơ cấu ngành điện từ năm2021 - 2025 của đề án tiếp tục thực hiện tách bạch, hạch toán riêng về chi phí giữa hoạt động phân phối điện và hoạt động bán lẻ điện trong Tổng công ty Điện lực và xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong hoạt động bán lẻ điện giữa các đơn vị tham gia thị trường.

Thực hiện cổ phần hóa các Tổng công ty Điện lực theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ quyết định, trong đó lưu ý: Đảm bảo tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước tại các Tổng công ty Điện lực theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước.

Nghiên cứu các phương án: Cổ phần hóa các Tổng công ty Điện lực, không cổ phần hóa riêng lẻ từng công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực; không cổ phần hóa khâu phân phối điện, chỉ cổ phần hóa khâu bán lẻ điện. Xây dựng phương án và triển khai thực hiện việc chuyển Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện thành đơn vị hoàn toàn độc lập về nhân sự, pháp lý, tài chính, không chung lợi ích với bên bán điện và bên mua điện, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tiếp tục thực hiện cơ chế điều tiết giữa các Tổng công ty Điện lực và cơ chế giá bán lẻ điện đáp ứng yêu cầu của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗ lực tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện thời gian tới