Biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân gây nên những đợt nắng nóng khủng khiếp xảy ra tại Mỹ và Canada.

Nóng do biến đổi khí hậu đang tàn phá Canada và khu vực bắc bán cầu

Đan Thuỳ | 05/07/2021, 14:39

Biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân gây nên những đợt nắng nóng khủng khiếp xảy ra tại Mỹ và Canada.

Thị trấn Lytton miền tây Canada đã trở thành một chảo lửa đáng sợ. Thứ ba tuần trước, thị trấn này đã trở thành nơi có nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay tại Canada. Đợt nắng nóng chưa từng có kéo dài hơn một tuần đã giết chết hàng trăm người và gây ra hơn 240 vụ cháy rừng trên khắp British Columbia, cách Vancouver khoảng 250km.

Thị trấn Lytton có mức nhiệt 49,6 độ C (121,3 độ F) đã gây kinh hoàng cho người dân tại đây, nơi nhiệt độ tối đa trong tháng 6 chỉ ở ngưỡng khoảng 25 độ. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, thời tiết ban đêm tại đây đã nóng hơn bình thường, một điều kỳ lạ ở vùng hiếm khi cần đến máy điều hòa nhiệt độ và những ngôi nhà được thiết kế để giữ nhiệt.

Giờ đây, các đám cháy đã biến phần lớn Lytton thành tro bụi và buộc người dân phải di tản.

Các nhà khoa học đã cảnh báo trong nhiều thập niên rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến các đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Đó là một thực tế đang diễn ra không chỉ ở Canada mà còn ở nhiều khu vực ở bắc bán cầu.

Những trận nóng khủng khiếp đã khiến đường sá tan chảy ở vùng Tây Bắc nước Mỹ và người dân ở thành phố New York đã được yêu cầu không sử dụng các thiết bị năng lượng cao như máy giặt, máy sấy, thậm chí cả máy điều hòa nhiệt độ cũng không được dùng để đảm bảo an toàn lưới điện.

Tại thành phố Moscow (Nga) báo cáo nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay trong tháng 6 là 34,8 độ C vào ngày 23.6 vừa qua khiến nông dân vùng Siberia phải cố gắng cứu cây trồng của họ khỏi chết rụi trong đợt nắng nóng. Ngay cả ở vùng Bắc Cực, nhiệt độ cũng đã tăng vọt vào những năm gần đây.

Tại Ấn Độ, hàng chục triệu người ở phía tây bắc cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng. Cơ quan Khí tượng Ấn Độ cho biết hôm 30.6 thủ đô New Delhi và các thành phố xung quanh “nắng nóng cực độ nghiêm trọng” với nhiệt độ duy trì là 40 độ C, cao hơn 7 độ so với bình thường. Nắng nóng cùng với đợt gió mùa muộn cũng đang khiến cuộc sống của những người nông dân ở những khu vực như bang Rajasthan trở nên vô cùng khó khăn.

210701164434-03-heatwave-climate-change-northern-hemisphere-exlarge-169.jpeg

Ở Iraq, các nhà chức trách đã thông báo cho người dân ở một số tỉnh thành, trong đó có thủ đô Baghdad nghỉ việc bởi quá nóng, nhiệt độ đã vượt quá 50 độ C và hệ thống điện bị ảnh hưởng nặng nề.

210701164054-01-heatwave-climate-change-northern-hemisphere-exlarge-169.jpeg

Các chuyên gia đã chia sẻ với CNN rằng rất khó để xác định chính xác mối liên hệ của những sự kiện thời tiết cực đoan này như thế nào, nhưng không có khả năng là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các đợt nắng nóng ập đến một số khu vực của bắc bán cầu cùng lúc.

“Các khối áp suất cao mà chúng tôi đang thấy ở Canada và Mỹ đều được điều khiển bởi một thứ gọi là luồng phản lực, một dải gió rất mạnh”, Liz Betley - Giám đốc điều hành tại Hiệp hội Khí tượng hoàng gia Anh chia sẻ.

Bentley giải thích rằng cấu hình của dòng phản lực này đang ngăn chặn khí quyển. “Dòng phản lực đó trở nên gợn sóng và bị mắc kẹt trong cái gọi là khối Omega bởi vì nó có hình dạng của chữ cái Hy Lạp là Omega và chúng không di chuyển đi đâu cả. Vì vậy, áp suất cao bị mắc kẹt trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục và những Omega này xuất hiện ở các khu vực khác nhau của bắc bán cầu”. Ở Mỹ, điều tương tự cũng xảy ra vào giữa tháng 6.

“Vì vậy, chúng tôi đã thấy những nhiệt độ chưa từng có này, các kỷ lục bị phá vỡ không chỉ một vài độ mà chúng hoàn toàn bị phá vỡ “, Bentley nói.

Một số nhà lãnh đạo quốc gia ngày càng tin rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính thúc đẩy nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là các đợt nóng và bão. “Biến đổi khí hậu đang dẫn đến sự kết hợp nguy hiểm của nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán kéo dài. Chúng tôi đang phải chứng kiến những đám cháy có cường độ lớn, di chuyển với tốc độ nhanh và kéo dài hơn cả trong những mùa cháy”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm 30.6.

210629183337-01-us-heatwave-unf-restricted-exlarge-169.jpeg

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các công cụ tinh vi có thể nhanh chóng đánh giá mức độ biến đổi khí hậu có thể đã góp phần vào một sự kiện thời tiết cụ thể. “Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu để có được một số câu trả lời nhanh về "Vai trò của biến đổi khí hậu là gì?", nhà khí tượng học của Văn phòng Khí tượng vương quốc Anh, Nikos Chritstidis cho biết.

“Chúng tôi nhận thấy rằng nếu không có sự tác động của con người thì hầu như không thể có tháng 6 nóng kỷ lục như vậy”, Christdis cho biết trong quá khứ nếu không có sự thay đổi khí hậu do con người gây ra thì nhiệt độ khắc nghiệt ở Tây Bắc Mỹ hoặc Tây Nam Canada chỉ xảy ra “hàng chục nghìn năm mới có một lần”. Hiện tại, nó có thể xảy ra sau mỗi 15 năm hoặc lâu hơn chút. Nếu tiếp tục hiện tượng phát thải khí nhà kính, theo Chritsdis, mức độ này sẽ càng nghiêm trọng hơn, như mỗi năm hoặc 2 năm lại xảy ra một lần.

Một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và nước Liên minh châu Âu gần đây đã tăng cam kết trong việc chống lại biến đổi khí hậu, nhưng nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội nói rằng vẫn chưa đủ để giữ nhiệt độ trái đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết trong Thỏa thuận Paris năm 2015 việc hướng tới giới hạn này để ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Các nhóm nghiên cứu khí hậu cũng đã thúc giục Canada gia tăng cam kết và loại bỏ dầu khí. “Đây thực sự là thời tiết chết chóc nhất được ghi nhận đối với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Tây Nam Canada. Những mất mát và tuyệt vọng do nắng nóng khắc nghiệt và hoả hoạn tàn khốc ở Canada là lời nhắc nhở về những gì đã xảy ra khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tăng”, Eddy - Giám đốc phụ trách của Mạng lưới Hành động khí hậu Canada cho biết.

“Canada đang phải trải qua những mất mát và thiệt hại do khí hậu gây ra, đồng thời không có biện pháp gì hữu hiệu để chống lại biến đổi khí hậu. Là nước sản xuất dầu và khí đốt, Canada vẫn đang xem xét việc mở rộng nhiên liệu hóa thạch, và đó là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nhiệt độ toàn cầu”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng do biến đổi khí hậu đang tàn phá Canada và khu vực bắc bán cầu