Nhiều người xuống đường trên khắp Myanmar để biểu tình chống lại sự cai trị của quân đội vào ngày sinh nhật thứ 65 của Thống tướng Min Aung Hlaing.

Thống tướng Myanmar đón sinh nhật buồn khi bị người biểu tình đốt ảnh và quan tài giả

Nhân Hoàng | 03/07/2021, 18:30

Nhiều người xuống đường trên khắp Myanmar để biểu tình chống lại sự cai trị của quân đội vào ngày sinh nhật thứ 65 của Thống tướng Min Aung Hlaing.

Các cuộc biểu tình chống lại quân đội đã diễn ra trong hơn 5 tháng kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2 khiến chính phủ dân sự được bầu của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ.

Kyaw Min, người biểu tình từ Yangon - thành phố lớn nhất Myanmar, nói hôm 3.7: “Chúng tôi cầu mong cầu mong linh hồn của ông ta xuống địa ngục”.

Nhiều người đốt ảnh của lãnh đạo quân đội Myanmar - Thượng tướng Min Aung Hlaing tại cuộc biểu tình ở thị trấn Insein, thành phố Yangon.

thong-tuong-myanmar-don-sinh-nhat-buon-khi-bi-nguoi-bieu-tinh-dot-anh-va-quan-tai-gia2(1).jpg
Thống tướng Min Aung Hlaing đón sinh nhật buồn thứ 65

Dưới các phương tiện truyền thông địa phương tường thuật trực tuyến về sinh nhật của Min Aung Hlaing xuất hiện hàng nghìn bình luận hướng sự căm ghét vào lãnh đạo quân đội Myanmar và gia đình ông.

Tại thành phố Mandalay lớn thứ nhì Myanmar, bang Kayah và nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước, những người biểu tình đã đốt quan tài giả và di ảnh ông Min Aung Hlaing trong đám tang được dàn dựng.

Vài ngày sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự do ông Min Aung Hlaing lãnh đạo đã loại bỏ giới hạn tuổi 65 với tư lệnh quân đội và cấp phó của ông để có thể nắm giữ quyền lực khi vượt quá giới hạn quy định trước đó.

Theo ước tính của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), hơn 888 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính và hơn 6.000 người đã bị bắt. Song mới đây, chính quyền quân sự Myanmar đã ra lệnh trả tự do cho hơn 2.000 tù nhân trên toàn quốc, trong đó có 700 tù nhân từ nhà tù khét tiếng Insein ở Yangon.

Tối 30.6, các tù nhân đầu tiên được cho là rời nhà tù, nơi đã được biết đến trong nhiều thập kỷ với sự đối xử tàn bạo với họ.

thong-tuong-myanmar-don-sinh-nhat-buon-khi-bi-nguoi-bieu-tinh-dot-anh-va-quan-tai-gia.jpg
Các cuộc biểu tình chống lại quân đội Myanmar đã diễn ra trong hơn 5 tháng kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2

Vì cuộc đảo chính, chính phủ Mỹ đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với các lãnh đạo của chế độ quân sự Myanmar và người thân của họ hôm 2.7.

Mỹ đã thêm 4 công ty được cho hỗ trợ quân đội Myanmar vào danh sách đen thương mại và áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quan chức quân sự chủ chốt.

Các động thái này tiếp sau các biện pháp trước đó của Mỹ, vốn cùng các quốc gia phương Tây khác đã dẫn đầu lên án quân đội Myanmar kể từ khi họ nắm quyền với cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử do đảng Liên minh Dân chủ vì Quốc gia (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vào tháng 11.2020.

"Các biện pháp này chứng tỏ thêm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục có thêm hành động chống lại và áp đặt chi phí với quân đội cùng các nhà lãnh đạo của nó cho đến khi họ đảo ngược hướng đi và cung cấp cho nền dân chủ trở lại", Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken tuyên bố.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với 7 thành viên chủ chốt của quân đội Myanmar, những người mà họ cáo buộc sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình.

Trong số những người được nhắm mục tiêu có các thành viên của Hội đồng Hành chính Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin Myanmar và các quan chức khác.

Bộ Tài chính Mỹ cũng nêu 15 thành viên gia đình của các quan chức quân đội Myanmar đã được chỉ định trước đó.

Các thực thể mới bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại có liên quan đến khai thác đồng và các dịch vụ vệ tinh, theo một bài đăng của chính phủ Mỹ. Đó là Wanbao Mining và hai công ty con của nó, Myanmar Wanbao Mining Copper and Myanmar Yang Tse Copper, cũng như King Royal Technologies, Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Danh sách đề cập đến các mối quan tâm về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực của Mỹ "thúc đẩy sự trở lại nền dân chủ ngay lập tức", theo bài đăng.

Ba công ty liên quan đến khai thác đồng có thỏa thuận chia sẻ doanh thu với Myanmar Economic Holdings Limited, công ty cung cấp tài chính lớn cho Bộ Quốc phòng nước này.

Việc niêm yết là nỗ lực để đảm bảo rằng các mặt hàng tuân theo quy định xuất khẩu từ Mỹ không có sẵn cho hoạt động khai thác đồng của các công ty này, Bộ Thương mại Mỹ cho hay.

Công ty viễn thông King Royal Technologies đã được bổ sung vào danh sách đen vì cung cấp các dịch vụ liên lạc vệ tinh hỗ trợ quân đội.

Xuất khẩu từ Mỹ cho các công ty nằm trong danh sách đen thương mại của Bộ Thương mại sẽ bị hạn chế.

Bài liên quan
Thống tướng Myanmar đến Nga dự hội nghị an ninh quốc tế sau khi LHQ kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí
Hôm 20.6, nhà lãnh đạo quân đội Myanmar đã bay khỏi đất nước để tham dự một hội nghị ở thủ đô Moscow, Nga. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông kể từ khi nắm quyền vào ngày 1.2.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
37 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thống tướng Myanmar đón sinh nhật buồn khi bị người biểu tình đốt ảnh và quan tài giả