Một nghiên cứu toàn cầu cho thấy ô nhiễm không khí đang góp phần làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí liên quan đến sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh

Đan Thuỳ | 08/08/2023, 14:38

Một nghiên cứu toàn cầu cho thấy ô nhiễm không khí đang góp phần làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe con người.

Nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu từ hơn 100 quốc gia trong gần 2 thập niên, chỉ ra rằng ô nhiễm không khí tăng có liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh gia tăng ở mọi quốc gia và lục địa. Nó cũng cho thấy mối liên hệ giữa hai điều này đã được củng cố theo thời gian, với sự gia tăng mức độ ô nhiễm không khí đồng thời với sự gia tăng lớn hơn về tình trạng kháng kháng sinh. 

Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Anh cho biết: "Phân tích của chúng tôi đưa ra bằng chứng mạnh mẽ rằng mực độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng có liên quan đến việc tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Phân tích này là phân tích đầu tiên cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tình trạng kháng kháng sinh trên toàn cầu diễn ra như thế nào". 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet.

460116-air-pollution.jpg

Kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa phát triển nhanh nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi ở bất kỳ quốc gia nào và đã giết chết 1,3 triệu người mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến điều này chủ yếu là đến từ sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng, song nghiên cứu mới cho thấy vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn do mức độ ô nhiễm không khí gia tăng. 

Các nhà nghiên cứu cho biết bằng chứng cho thấy rằng các hạt bụi mịn PM2.5 có thể chứa vi khuẩn kháng kháng sinh và gien kháng thuốc có thể được truyền giữa các môi trường và con người trực tiếp hít vào. 

Ô nhiễm không khí tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe con người, việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có liên quan đến các bệnh mạn tính như bệnh tim, hen suyễn và ung thư phổi, làm giảm tuổi thọ đáng kể. 

Việc tiếp xúc trong thời gian ngắn với mức độ ô nhiễm cao có thể gây ra các cơn ho, thở khò khè và hen suyễn.

Theo nghiên cứu, việc hạn chế ô nhiễm không khí có thể giúp làm giảm tình trạng kháng kháng sinh, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị kháng kháng sinh. 

Giáo sư Hong Chen (Đại học Chiết Giang, Trung Quốc), tác giả chính nghiên cứu, cho biết: "Kháng kháng sinh và ô nhiễm không khí đều là những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu".

Mặc dù không khí được công nhận là nguồn trực tiếp dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, song có rất ít dữ liệu về các nguồn khác nhau mà các gien kháng kháng sinh được lây truyền qua ô nhiễm không khí. 

Các nguồn lây nhiễm tiềm năng gồm bệnh viện, trang trại và cơ sở xử lý nước thải phát tán ra các hạt kháng kháng sinh vào không khí. Cho đến nay, dữ liệu vẫn còn hạn chế về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm hạt bụi mịn PM2.5 đối với tình trạng kháng kháng sinh. 

Các nguồn ô nhiễm bụi mịn PM2.5 bao gồm giao thông đường bộ, quy trình công nghiệp, đốt than và gỗ. Dữ liệu cho thấy 7,3 tỉ người trên toàn cầu đang tiếp xúc trực tiếp với mức bụi mịn trung bình hằng năm không an toàn. 

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bộ dữ liệu mở rộng để khám phá liệu bụi mịn có phải yếu tố chính thúc đẩy tình trạng kháng kháng sinh toàn cầu hay không bằng việc sử dụng dữ liệu của 116 quốc gia từ năm 2000 - 2018. Các nguồn dữ liệu bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Môi trường châu Âu, Ngân hàng Thế giới. 

Các phát hiện cho thấy tình trạng kháng kháng sinh gia tăng cùng với mức độ ô nhiễm bụi mịn, với mỗi 10% ô nhiễm không khí tăng lên có liên quan đến việc gia tăng tình trạng kháng kháng sinh là 1,1%. 

Mối liên hệ này đã được củng cố thêm với những thay đổi về mức độ ô nhiễm bụi mịn dẫn đến sự gia tăng lớn hơn về tình trạng kháng kháng sinh trong những năm gần đây. Phân tích cho thấy tình trạng kháng kháng sinh do ô nhiễm không khí có liên quan đến 480.000 ca tử vong sớm vào năm 2018. 

Một kịch bản có thể xảy ra trong tương lai chỉ ra rằng nếu không có sự cải thiện nào thì đến năm 2050, mức độ kháng kháng sinh trên toàn thế giới có thể tăng 17%. Số người tử vong sớm hằng năm liên quan đến kháng kháng sinh có thể tăng lên khoảng 840.000. 

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí BMJ Mental Healt cho thấy việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí tương đối cao có liên quan đến việc tăng sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần của những người mắc chứng mất trí nhớ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
một giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm không khí liên quan đến sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh