Hãng AFP đưa tin Tổng thống Joe Biden vào ngày 3.10 đã gọi cho các đồng minh chủ chốt để trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine bất chấp hỗn loạn chính trị tại Washington.

Ông Biden gọi các lãnh đạo đồng minh để trấn an về việc viện trợ cho Ukraine

Cẩm Bình | 04/10/2023, 11:14

Hãng AFP đưa tin Tổng thống Joe Biden vào ngày 3.10 đã gọi cho các đồng minh chủ chốt để trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine bất chấp hỗn loạn chính trị tại Washington.

Nhà Trắng cho biết, ông đã gọi cho lãnh đạo Anh, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Romania, EU, NATO cùng Ngoại trưởng Pháp. Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, các nhà lãnh đạo cũng lặp lại cam kết của họ.

ong.jpg

Văn phòng Thủ tướng Ý Giorgia Meloni xác nhận Tổng thống Biden đã liên hệ để trấn an với ông. Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng cảm ơn Tổng thống Biden vì sự lãnh đạo của ông, đồng thời đảm bảo sự viện trợ phương Tây sẽ được tiếp tục. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh cần duy trì viện trợ.

Tuần trước, lo ngại tăng cao vì dự luật cấp ngân sách cho chính phủ mà Quốc hội Mỹ thông qua không có khoản viện trợ nào cho Ukraine. Dù Tổng thống Biden để ngỏ khả năng đảng Cộng hòa chấp nhận dự luật cung cấp thêm viện trợ thông qua một cuộc bỏ phiếu riêng biệt như Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy từng hứa hẹn, nhưng tình hình trở nên phức tạp khi Chủ tịch McCarthy vừa bị phế truất khiến hoạt động của Hạ viện Mỹ đứng trước nguy cơ đình trệ. Nhà Trắng đã lên tiếng hối thúc sớm chọn ra nhân vật lãnh đạo mới.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cảnh báo nếu viện trợ mới không được phê duyệt, các khoản viện trợ hiện có sẽ chỉ đủ cung cấp vài tháng. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố chỉ đáp ứng được nhu cầu quân sự của Ukraine trong thời gian ngắn nữa mà thôi.

Mỹ là nước viện trợ cho Ukraine nhiều nhất. Tính đến nay, quốc hội nước này đã phê duyệt 110 tỉ USD viện trợ: 49,6 tỉ USD viện trợ quân sự; 28,5 tỉ USD viện trợ kinh tế; 13,2 tỉ USD hỗ trợ nhân đạo và 18,4 tỉ USD tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng nhằm cung cấp khí tài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden gọi các lãnh đạo đồng minh để trấn an về việc viện trợ cho Ukraine