Mới đây, HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) đã bổ nhiệm ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào vị trí chủ tịch thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương, sau hơn 1 năm kể từ khi ông tham gia HĐQT của doanh nghiệp này.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn đã thâm nhập ngành hàng không đến mức nào?

Giao Thông | 01/05/2017, 11:18

Mới đây, HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) đã bổ nhiệm ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào vị trí chủ tịch thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương, sau hơn 1 năm kể từ khi ông tham gia HĐQT của doanh nghiệp này.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương đã gửi thư tới Bộ GTVT đề xuất được “góp sức cùng Chính phủ, Bộ GTVT, TP.HCM nhanh chóng giải quyết vấn đề quá tải tại Tân Sơn Nhất, thông qua việc xin được đầu tư nhà ga hành khách T4 tại đây”, tin từ báo Giao Thông cho biết.

Cụ thể, IPP đề xuất được cùng ACV thực hiện đầu tư nhà ga hành khách T4 theo đúng quy hoạch và chủ trương được duyệt đồng thời cam kết hoàn thành sau 18 tháng kể từ ngày khởi công dự án.

Đây không phải là lần đầu tiên ông JonathanHạnh Nguyễn tham gia đầu tưlĩnh vực hàng không. Thực tế, IPP đanglà cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phầnNhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC, thành lập tháng 2.2016) với vị tríChủ tịch HĐQT.

CRTC có 6 cổ đông sáng lập gồm: ACV, IPP, Công ty Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Công ty Việt Xuân Mới, Công ty Giao nhận hàng hoá Nasco và Vietjet.

Mục tiêu của CRTC làđầu tư giai đoạn 1 nhà ga quốc tế Cam Ranh nhằm đáp ứng nhu cầu đón khoảng 2,5 triệu khách mỗi năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn này là 3.735 tỉđồng, xây dựng khoảng 50.500m2 sàn và 10 cửa ra máy bay. Dự án đã được khởi công từ tháng 9.2016, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai tháccuối quý 1/2018.

Nhưng dự án đầu tiên của ông JonathanHạnh Nguyễntrong lĩnh vực hàng không là nằm ở Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco), nơi IPP là cổ đông lớn, theo Giao Thông.

Mới đây hôm 20.4, HĐQT Sasco đã bổ nhiệm ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào vị trí chủ tịch thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương, sau hơn 1 năm kể từ khi ông tham gia vào HĐQT doanh nghiệp này.

Vợ ông Hạnh Nguyễn, bà Lê Hồng Thủy Tiên cũng tham gia vào HĐQT Sasco từ cuối năm 2014 khi doanh nghiệp nàycổ phần hóa.

Nhóm các công ty liên quan đến vợ chồng ông Johnathan Hạnh Nguyễn gồm IPP, Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) và Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) đang giữ 43,7% cổ phần tại Sasco. Tổng công tyCảng hàng không Việt Nam (ACV) là cổ đông lớn nhất với49,8% cổ phần.

Việc tăng mua cổ phần Sasco đã được ông Hạnh Nguyễn thực hiện từ năm 2015,khi ACV thoái vốn (lượng cổ phần bán rado Bộ GTVT và ACV quyết định). Khi đó ông cam kết sẽ không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu là 5 năm.

Gọilà "vuahàng hiệu", tờ Giao thôngdẫnlời nhận định của ông Jonathan Hạnh Nguyễn rằng: Với một đất nước mở cửa như Việt Nam, đặc biệt là tại hai đô thị lớn: TP.HCM, Hà Nội, tương lai có nhiều khách nước ngoài đến làm ăn, du lịch thì nhu cầu giới thiệu, kinh doanh sản phẩm của các hãng thời trang đẳng cấp trên thế giới và các dịch vụ ẩm thực là rất lớn.

Thương hiệu đầu tiên mà ông đưa về là cà phê Illy, sau đó là Donino’s Pizza, Popeyes’s, Burger King, Dunkin’s Donuts... cùng hàng loạt các thương hiệu thời trang cao cấpBurberry, Chanel, Zegna, Bvlgari, Cartier, Rolex, Salvatore Feragamo, Versace, Bally...

Đến nay, công ty của ông Jonathan Hạnh Nguyễnđang là đại diện phân phối chính thức của hơn 92 thương hiệu nổi tiếng thế giới từ rượu, mỹ phẩm, đồng hồ, đồ da, thời trang và thức ăn nhanh.

A.Thi tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn đã thâm nhập ngành hàng không đến mức nào?