"Tôi đề nghị UBND huyện Long Điền để làng cô nhi Nghĩa Ân tồn tại. Tôi cam kết  giao cho UBND huyện Long Điền quản lý, điều hành và tôi hỗ trợ từ 50-100 tỉ đồng để đầu tư giai đoạn 2 nhận các cháu mồ côi vào nuôi dạy. Bà Phó chủ tịch huyện Long Điền trả lời tôi tại cuộc họp: Huyện Long Điền không có nhu cầu nhận làng cô nhi Nghĩa Ân để làm từ thiện". 

Ông Lê Ân bị từ chối khi muốn giúp 100 tỉ cho làng cô nhi?

Một Thế Giới | 09/12/2015, 17:57

"Tôi đề nghị UBND huyện Long Điền để làng cô nhi Nghĩa Ân tồn tại. Tôi cam kết  giao cho UBND huyện Long Điền quản lý, điều hành và tôi hỗ trợ từ 50-100 tỉ đồng để đầu tư giai đoạn 2 nhận các cháu mồ côi vào nuôi dạy. Bà Phó chủ tịch huyện Long Điền trả lời tôi tại cuộc họp: Huyện Long Điền không có nhu cầu nhận làng cô nhi Nghĩa Ân để làm từ thiện". 

Đó là đoạn phóng viên báo điện tử Một Thế Giới trích từ lá đơn đại gia Lê Ân gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), khiếu nại UBND huyện Long Điền về việc bồi thường, hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng cho dự án làng cô nhi Nghĩa Ân. Lá đơn khiếu nại này vừa được vị "đại gia Vũng Tàu" gửi đến UBND tỉnh BR-VT ngày 5.12.

Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc với ông Lê Ân, xác minh “bà Phó chủ tịch huyện Long Điền” từ chối số tiền “trăm tỉ” của ông là ai. Ông Lê Ân nói: "Vì vấn đề tế nhị nên không thể tiết lộ danh tính người phụ nữ này". Ông Lê Ân chỉ cho biết: “Hiện nay bà ấy đã chuyển sang công tác khác ở tỉnh. Tôi cũng vừa gặp bà ấy và có nhắc lại chuyện cũ”.

 Phó chủ tịch thu hồi dự án sau khi bị cách chức

Năm 1990, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kêu gọi các nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam cần thành lập các cơ sở chăm sóc các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, khuyến sự đóng góp từ cộng đồng.

Đáp ứng lời kêu gọi, ngày 27-28.12.1992, tại TP.HCM, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ & Trẻ em (UBBV BM&TE) cùng đại diện UNICEF đã tổ chức một hội nghị về việc thực hiện dự án xây dựng một làng cô nhi, nhằm nuôi dạy những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa.

Hội nghị có đại diện của 11 tỉnh, thành ở phía Nam tham dự. UBND tỉnh BR-VT cử Chủ tịch UBBV BM&TE đến dự cuộc họp.

Hội nghị thống nhất chọn tỉnh BR-VT thực hiện dự án. Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT lúc đó là ông Nguyễn Minh Ninh, đã có chỉ đạo Cổ đông sáng lập, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB) bảo trợ dự án mang nhiều ý nghĩa này. 
Le An, dai gia Vung Tau, lang co nhi Nghia An, xoa so, du an, den bu, UBND BR-VT
 Ông Lê Ân là vị đại gia nổi tiếng có nhiều vợ và những vụ kiện tụng. Ở tuổi 77, ông đang sống hạnh phúc với người vợ thứ 6, cô Mai Thị Mai, kém ông đến 55 tuổi. Ảnh: Dương Cầm
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đồng ý ký quyết định giao hơn 10 ha đất ở xã An Ngãi, huyện Long Điền (BR-VT) để thực hiện dự án.
HĐQT VCSB đã cử 3 người: Ông Lê Ân (lúc này đang là Chủ tịch HĐQT VCSB), bà Lưu Thị Lưu và bà Nguyễn Thị Hằng Nga thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT. Ông Lê Ân được HĐQT VCSB giao nhiệm vụ bỏ tiền cá nhân ra, khẩn trương thực hiện xây dựng giai đoạn 1 của dự án.
Ngay sau khi có các quyết định của UBND tỉnh BR-VT cho phép triển khai dự án, VCSB và cá nhân ông Lê Ân với vai trò nhà bảo trợ, đã tập trung nhân lực, tài chính, tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp đồng với Điện lực tỉnh BR-VT lắp đặt trụ điện, trạm hạ thế…
Dự án làng cô nhi Nghĩa Ân đang được thi công và hoàn thành nhiều hạng mục thì đến ngày 13.10.1994, ông Nguyễn Văn Hàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đột nhiên ra quyết định số 1709/QĐ-UBT, về việc thu hồi các văn bản liên quan đến dự án làng cô nhi Nghĩa Ân, trái ngược hoàn toàn với các quyết định do Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT là ông Nguyễn Minh Ninh ký trước đó.
Le An, dai gia Vung Tau, lang co nhi Nghia An, xoa so, du an, den bu, UBND BR-VT
Le An, dai gia Vung Tau, lang co nhi Nghia An, xoa so, du an, den bu, UBND BR-VT
Công văn Kháng nghị hủy quyết định trái pháp luật của Viện KSNDTC về việc ông Nguyễn Văn Hàng  ký quyết định 1709/QĐ-UBT thu hồi dự án làng cô nhi Nghĩa Ân, trong lúc ông không còn đảm nhận chức Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT vì 3 ngày trước đó đã bị Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 561/TTg cách chức. Ảnh: Dương Cầm
Rất tréo ngoe và hài hước khi ngày 10.10.1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 561/TTg về việc cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đối với ông Nguyễn Văn Hàng. Chỉ trong 3 ngày sau (13.10.1994), ông này ký quyết định 1709/QĐ-UBT. Có nghĩa là ông Nguyễn Văn Hàng ký quyết định thu hồi các văn bản liên quan đến dự án làng cô nhi Nghĩa Ân khi ông không còn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT.

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có văn bản số 1881/KN-VI, ký ngày 26.11.1994, cho rằng: Quyết định số 1709/QĐ-UBT ngày 13.10.1994 do ông Nguyễn Văn Hàng ký sau ngày đã có quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh của Thủ tướng Chính phủ là trái thẩm quyền, trái pháp luật, tự nó không có hiệu lực.

Theo nguyên tắc, các văn bản liên quan đến làng cô nhi Nghĩa Ân do ông Nguyễn Minh Ninh - Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT ký trước đó vẫn còn hiệu lực pháp lý. Ông Lê Ân tiếp tục thực hiện dự án này, thực hiện việc san lấp mặt bằng. Việc làm của ông Lê Ân, trên danh nghĩa là đúng pháp luật.
Từ chối "trăm tỉ" làm từ thiện

Trong tháng 10.1994, VCSB và ông Lê Ân đã tiếp nhận bản vẽ mặt bằng san lấp nền đường, bản chiết tính khối lượng đất do công ty Tư vấn xây dựng dân dụng tại Hà Nội thực hiện, bản chiết tính và dự toán san nền đường của công trình làng cô nhi Nghĩa Ân. Những giấy tờ này thể hiện việc ký hợp đồng giữa ông Lê Ân và bên nhận thi công, có giá trị là 1.596.102.000 đồng và đã thanh toán đầy đủ số tiền này cho bên thi công.

Đầu năm 2000, xảy ra sự cố ở VCSB, các thành viên HĐQT của ngân hàng này, trong đó có ông Lê Ân đã bị bắt để phục vụ điều tra. Dự án làng cô nhi Nghĩa Ân tạm dừng ở giai đoạn 2. Tại cơ quan điều tra, các lãnh đạo VCSB đã xác nhận ông Lê Ân đầu tư dự án làng cô nhi Nghĩa Ân trong giai đoạn 1, số tiền tổng cộng 7 tỉ đồng, hoàn toàn bằng tiền cá nhân, không phải tiền của ngân hàng VCSB.

Sau khi ra tù, với mong muốn làng cô nhi Nghĩa Ân tồn tại, làm nơi nuôi dưỡng các trẻ em nghèo, cơ nhỡ, ông Lê Ân đã đề nghị bà Phó chủ tịch huyện Long Điền, cho phép mình được bỏ ra từ 50-100 tỉ đồng để đầu tư tiếp giai đoạn 2. Giữa cuộc họp, bà Phó chủ tịch huyện đã từ chối thẳng thừng lời đề nghị của ông Lê Ân: "Huyện Long Điền không có nhu cầu nhận làng cô nhi Nghĩa Ân để làm từ thiện". 
Le An, dai gia Vung Tau, lang co nhi Nghia An, xoa so, du an, den bu, UBND BR-VT
 Lá đơn khiếu nại ông Lê Ân gửi đến UBND tỉnh BR-VT ngày 5.12. Ảnh: Dương Cầm
Ngày 12.2.2008, UBND tỉnh BR-VT tiếp tục ra quyết định 780/QĐ-UBND thu hồi hơn 10 ha đất tại xã An Ngãi đã được Chủ tịch UBND BR-VT Nguyễn Minh Ninh quyết định giao cho VCSB sử dụng vào mục đích xây dựng làng cô nhi Nghĩa Ân trước đó. UBND tỉnh BR-VT lấy diện tích đất này để xây dựng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp An Ngãi. Coi như làng cô nhi Nghĩa Ân chính thức bị xóa sổ từ đó.

Làng cô nhi Nghĩa Ân không tồn tại trên thực tế. Thế nhưng, do các văn bản thu hồi dự án được ký bởi ông Nguyễn Văn Hàng, trong lúc ông này bị Thủ tướng ra quyết định cách chức trước đó… 3 ngày (!), là trái pháp luật nên trên danh nghĩa nó vẫn tồn tại và đến tận bây giờ, chưa có bất kỳ quyết định nào liên quan đến dự án làng cô nhi Nghĩa Ân bị thu hồi.

Ông Lê Ân đã gửi đơn đến UBND tỉnh BR-VT  tha thiết xin… khai tử dự án làng cô nhi Nghĩa Ân mà ông đã từng tâm huyết và đề nghị được hoàn trả chi phí san lấp mặt bằng dự án. Theo những chứng từ thể hiện chi tiết mà ông còn nắm giữ được, số tiền này gần 1,7 tỉ đồng. Trong đó: 1.596.102.000 đồng tiền san lấp mặt bằng; chi phí thiết kế 63.878.000 đồng; lắp đặt bình điện hạ thế, trụ điện từ tỉnh lộ vào đến làng 82.924.000 đồng.
Riêng những chi phí đầu tư khác trong giai đoạn 1 cho làng cô nhi Nghĩa Ân, do thời gian quá lâu, không còn chứng từ chứng minh, ông Lê Ân chấp nhận bỏ.

Ông Lê Ân cho biết: “Huyện Long Điền đã bồi thường trên 1,6 tỉ đồng là công trình xây dựng trên đất, hoa màu, cây trái theo khung giá của… 20 năm về trước. Nhưng họ từ chối đền bù chi phí san lấp mặt bằng, thiết kế và lắp đặt bình hạ thế, tổng cộng gần 1,7 tỉ nữa. Tôi gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh BR-VT để đòi hoàn trả số tiền đó. Tôi vẫn còn giữ đầy đủ chứng từ, họ không thể  nào phủ nhận được”.

Lê Ngọc Dương Cầm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lê Ân bị từ chối khi muốn giúp 100 tỉ cho làng cô nhi?