Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi người đồng cấp Mỹ Donald Trump xét lại toan tính cô lập Moscow, và ngoại giao là cần thiết để tránh nguy cơ Mỹ - Nga đánh nhau.

Ông Putin: Ngoại giao là cách để Mỹ - Nga không đánh nhau

Trần Trí | 26/05/2018, 16:25

Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi người đồng cấp Mỹ Donald Trump xét lại toan tính cô lập Moscow, và ngoại giao là cần thiết để tránh nguy cơ Mỹ - Nga đánh nhau.

Vị chủ nhân Điện Kremlin phát biểu tại Diễnđàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 25.5, nơi có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.

Ông Putin nhấn mạnh cần lập liên lạc thường xuyên Nga - Mỹ về những vấn đề phức tạp như CHDCND Triều Tiên, Iran... là các vấn đề mà Washington chọn quan điểm cứng rắn hơn Moscow. Ông còn nói quan hệ bình thường với Mỹ là cần thiết, không chỉ để phục hồi nền kinh tế thế giớimà còn để tránh dùng đến sức mạnh quân sự như giải pháp duy nhất để giải quyết những bất đồng.

Hãng tin nhà nước TASS dẫn lời Tổng thống Nga: “Chúng ta cùng đối tác Mỹ phải đồng ý vài bộ quytắc ứng xử cần thiết, vì đó là cơ sở để tin cậy lẫn nhau. Nếu không có sự tin cậy này thì không thể có được kết quả tốt đẹp ở mọi vấn đề, và yếu tố vũ lực là thứ duy nhất tồn tại, đó là thứ có thể dẫn đến thảm họa”.

Ông Putin cũng cảnh báo việc ông Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 (tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện JCPOA) sẽ kích hoạt sự bất ổn nguy hiểm, gây ra mối đe dọa mới cho Israel nếu Iran tái lập chương trình hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Nga nói đó là quyết định đáng tiếc của Mỹ, ngay cả khi Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) đã xác nhận Iran tuân thủ các cam kết: “Vậy thì chúng ta còn phải trừng phạt gì nữa? Chúng ta chưa thể giải quyết chuyện Triều Tiên, vậy mà còn muốn một vấn nạn tầm cỡ khác nữa à?”.

Mỹ đã yêu cầu Iran ngưng làm giàu uranium, chấm dứt can thiệp quân sự ở Yemen, Lebanon, Afghanistan và Syria nhằm đàm phán một thỏa thuận mới.

Nhưng ông Putin nói: “Nếu cứ mỗi 4 năm lại xét lại các thỏa thuận quốc tếthì sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng và thiếu sự tin cậy lẫn nhau”.

Israel hoan nghênh việc Mỹ rút khỏi JCPOA, nhưng ông Putin cảnh báo động thái này sẽ gây hại cho an ninh quốc gia Israelnếu JCPOA hoàn toàn đổ vỡ: “Liệu sẽ tốt hơn cho Israel, nếu Iran cũng rút? Trong trường hợp này, hoạt động hạt nhân của Iran sẽ trở nên hoàn toàn không minh bạch. Kéo theo sẽ là sự nguy hiểm nào?”.

Ông Putin cũng nói với Tổng thống Pháp Macron: Nga sẽ giúp bảo vệ châu Âu, nếu bất đồng giữa châu Âu với Mỹ về chuyện Iran ngày càng tăng: “Quývị đừng lo, chúng tôi sẽ giúp quývị bảo đảm an ninh”.

Tổng thống Macron đáp, Pháp cùng các đồng minh có thể tự vệ. Hôm 24.5, ông Macron kêu gọi Pháp-Nga lập quan hệ thân cận hơn, bất chấp những khác biệt. Ông nói với Tổng thống Putin rằng nước Pháp chia sẻ “quan hệ lịch sử sâu đậm và trong chính trị quốc tế” với nước Nga, và “Tôi tưởng việc này sẽ giúp chúng tôi tìm ra các giải pháp, cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như Ukraine, Trung Đông, Iran, Syria hoặc một giải pháp đa phương cho chính trị quốc tế”.

Thủ tướng Nhật Abe cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.

Mỹ và các đồng minh phương tây ngày càng tăng trừng phạt Nga, với cớ Nga can thiệp trái phép vào chuyện nội bộ các nước khác, nhưng Moscow luôn phủ nhận.

Trong khi đó, từ khi nắm quyền lực ở Nga, ông Putin nỗ lực phục hồi vị thế siêu cường, vài năm qua, sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Nga đã khiến phương tây nghi ngờ, e dè.

NATO cực kỳ nhạy cảm trước việc Nga can thiệp quân sự vào Gruzia năm 2008, vào cuộc nội chiến ở đông Ukraine từ năm 2014. Việc Nga sáp nhập Crimea đã khiến NATO xem là cuộc xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, từ đó dàn quân ồ ạt dọc biên giới Nga khiến Moscow cũng phải củng cố các vị trí.

Mối quan hệ Mỹ - Nga càng xuống cấptừ khi chính phủ cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống 2016 để giúp ông Trump trúng cử.Ông Trump là người chủ trương có quan hệ cá nhân hữu hảo với ông Putin, nhưng hai nhà lãnh đạo cũng có quan điểm khác nhau về các vấn đề quốc tế, từ đó hai vị bất đồng.

Gần đây nhất, Mỹ cùng Anh cáo buộc Nga đầu độc cựu đại tá tình báo Nga phản quốc Sergeil Skripal ở Anh hồi tháng 3. Vụ này đã khiến Nga và Mỹ - Anh trục xuất các nhà ngoại giao cũng như Mỹ tăng trừng phạt Nga.

Theo Newsweek, dù phương tây căng thẳng với Nga, hai Tổng thống Mỹ - Pháp đều ủng hộ ý tưởng hòa giải với Nga. Hồi tháng 3, ông Trump chúc mừng ông Putin tái trúng cử tổng thống, bất chấp sự can gián của các cố vấn thân cận. Ông nói Nga có thể giúp xử lý các vấn đề Triều Tiên, Syria, Iran, bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo và thậm chí có thể ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang.

Bảo Vĩnh (theo Washington Times, Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Putin: Ngoại giao là cách để Mỹ - Nga không đánh nhau