Hãng tin Bloomberg ngày 1.8 (giờ địa phương) dẫn nguồn tin giấu tên cho biết quân nhân xuất ngũ sẽ nhận được lương thâm niên cộng với 80% lương. Đây là mức lương hưu hậu hĩnh vào lúc kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc.
Theo hãng tin Bloomberg, hiện chưa rõ khoản chi lương “hưu non” cho 300.000 quân xuất ngũ sẽ tốn bao nhiêu. Trung Quốc dự tính chi 100 tỉ nhân dân tệ (15 tỉ USD) để giúp đào tạo khoảng 1,3 triệu nhân công ngành thanvà 500.000 nhân công ngành thép.
Theo kế hoạch của quân đội Trung Quốc, một đại tá đồng ý tự tìm việc làm mới có thể hưởng khoản lương hưu 1 triệu nhân dân tệ(lãnh một lần) cộng thêm 80% lương.
Giới truyền thông đưa tin sĩ quan quân đội hưởng mức lương từ 4.000 đến 20.000 nhân dân tệ/tháng.
Nguồn tin của Bloomberg nói trong khi lính phục vụ quân ngũ ít nhất 18 tháng thì hưởng 4/5 mức lương nhưng kế hoạch cho sĩ quan hưởng cao hơn vì cótính đếnthời gian họ học đại học. Họ cũng được hưởng mức bồi thường và được cấp nhà.
Các cựu quân nhân tự mở công ty có thể được miễn thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp.
Nỗi lo binh lính “nổi loạn”
Theo hãng tinBloomberg, đây làmột cách để tăng tốc kế hoạch của Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình: Giảm 300.000 quân trong tổng số 2,3 triệu quân nhằmcải tổ quân đội.
Lương hưu tocũng giảm nguy cơ lính bị “hưu non” bất mãn, tạo nên nguồn bất ổn mới vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc.
Chính quyền đã chỉ thị chocác công ty nhà nước tuyển dụng cựu quân nhân nhằmphần nào bảo đảm “hòa điệu xã hội và ổn định”.
Cựu đại tá Nhạc Cươngtừng làm việc ởBộ Tổng tham mưu nói: “Binh lính có quyền lực phá hủy và cản trởmột khi họ quyết cùng làm điều gì đó và họ có thể dễ dàng gây ra nhiềuvấn đề bất ổn xã hội. Binh lính không hòa nhập với xã hội vì họ không có các kỹ năng mà thị trường việc làm mong muốn, không quen với văn hóa lao động. Đó là lý do họ cần chính phủ hỗ trợ nhiều hơn”.
Xoa dịu bất mãn từ công tác cắtgiảm quân là quan tâm chính khi Trung Quốc chuyển đổi kinh tế chú trọng đầu tư và sản xuất sang sáng tạo và dịch vụ.Quá trìnhchuyển đổi này đe dọa thổi bùng vấn nạn người lao động “nổi loạn” vào lúc kinh tế lao dốc, với 1.450 vụ phản đối của giới nhân công trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 19% so với năm ngoái).
Hồi tháng 5.2013, tạp chí Tài Tân từng dẫn lời ông Tiết Cương Lĩnh, hiệu trưởng Đạihọc Luật - Chính trị Trung Quốctại một hội thảo về pháp lý quân sựrằng nhữngvụ phản đối có cựu quân nhân tham gia là một trong nguy cơ lớn nhất đe dọa ổn định.Ông còn nói quản lý không hiệu quả góp phần tăng gấp 5 lần những vụphản đối hàng năm, từ năm 2002 đến năm 2004 (140 vụ).
Sức ép càng lúc càng tăng
Giảm quân là một trong những sức ép lên quân đội Trung Quốc vào lúc ông Tập Cận Bình muốn chuyển đổi cơ cấu chỉ huy quân độikiểu Liên Xô, nỗ lựcbiến quân đội thànhlực lượng có khả năng triển khai xa khỏi Hoa lục.
Ông Tập đã kỷ luật hàng chục sĩ quan cấp cao tham nhũng như mới đây tuyên án tù chung thân đối với Quách Bá Hùng, cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương bị buộc tội nhận hối lộ.
Ngày 1.8, nhân kỷ niệm 89 năm ngày thành lập quân đội, Nhân dân nhật báođã viết công táctái cơ cấu quân đội “sẽ tác động mạnh đến tinh thần các đồng chí chiến sĩ. Nó sẽ thách thức nhiều quyền lợi riêng và tiến trình cải tổ sẽ càng đau đớn hơn”.
Hồi tháng 11.2015, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình tại một cuộc họp Quân ủy trung ương: Chính quyềnphải “cung cấp các biện pháp đặc biệt và chính sách ưu đãi để tích cực giúp đỡ cựu quân nhân ổn định đời sống”.
Hồi tháng 2, chính quyền Trùng Khách nói 90% trong hơn 2.700 quân nhân về hưu đã tìm được việc làm.
Didi Chuxing, hãng xe taxi lớn nhất Trung Quốc, nói rằnghồi tháng 5 đã đào tạo 179.000 cựu quân nhân thành tài xế. Mỗi tài xế lãnh mức lương 10.000 nhân dân tệ/tháng.
Trung Trực (theo Bloomberg)