Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật đã phát đi cảnh báo rằng mọi nỗ lực hòng chia rẽ Trung Quốc sẽ bị phá vỡ trong bối cảnh Bắc Kinh đang gặp các vấn đề với Mỹ tại cả Hồng Kông, eo biển Đài Loan, cũng như Tân Cương, Tây Tạng.

Ông Tập Cận Bình khẳng định mọi nỗ lực đòi ly khai sẽ bị Trung Quốc nghiền nát

Anh Tú | 14/10/2019, 07:04

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật đã phát đi cảnh báo rằng mọi nỗ lực hòng chia rẽ Trung Quốc sẽ bị phá vỡ trong bối cảnh Bắc Kinh đang gặp các vấn đề với Mỹ tại cả Hồng Kông, eo biển Đài Loan, cũng như Tân Cương, Tây Tạng.

Trong chuyến thăm Nepal, ông Tập nhấn mạnh với Thủ tướng Nepal Sharma Oli rằng Bắc Kinh đánh giá cao Nepal vì đã tuân thủ chặt chẽ chính sách một Trung Quốc và sự ủng hộ đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Trang Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) trích lời Chủ tịch Trung Quốc nói: "Bất cứ kẻ nào gắng hoạt động ly khai ở bất kỳ khu vực nào của Trung Quốc đều sẽ bị nghiền nát và bất kỳ thế lực bên ngoài nào ủng hộ những nỗ lực đó sẽ bị người dân Trung Quốc coi là ảo tưởng".

Đáp lại, Thủ tướng Nepal khẳng định rằng Kathmandu sẽ chống lại mọi hoạt động ly khai chống lại Trung Quốc trên lãnh thổ Nepal. Hiện ở Nepal có cộng đồng người Tây Tạng khá lớn và thường tổ chức các cuộc biểu tình đòi độc lập cho Tây Tạng.

Trong bài báo "Hướng tới sự tiến bộ hơn nữa của tình hữu nghị Trung Quốc-Nepal trên dãy Hy Mã Lạp Sơn"được đăng trên 3 tờ báo lớn của Nepal là Gorkhapatra Daily, The Rising Nepal và Kantipur Daily, ông Tập cũng viết

“Chúng ta hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề lợi ích cốt lõi tương ứng của hai nước. Nepal kiên quyết giữ vững chính sách một Trung Quốc và cấm bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ của mình cho các hoạt động chống Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Nepal trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ và theo đuổi con đường phát triển phù hợp với thực tế quốc gia”.

Điều 2 trong thông cáo chung về chuyến thăm của ông Tập tới Nepal còn nêu rõ hơn khi đề cập đích danh vấn đề Tây Tạng và Đài Loan:

"Hai bên nhất trí tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và tôn trọng và đáp ứng các mối quan tâm và lợi ích cốt lõi của nhau. Hai bên sẽ tuân thủ chính sách láng giềng tốt và tăng cường hợp tác chung theo cách có lợi, để đạt được lợi ích chung và cùng nhau theo đuổi sự ổn định và phát triển.

Phía Nepal nhắc lại cam kết chắc chắn của mình đối với chính sách Một Trung Quốc, thừa nhận rằng Đài Loan là một phần không thể thay đổi của lãnh thổ Trung Quốc và các vấn đề Tây Tạng là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và quyết tâm không cho phép bất kỳ hoạt động chống Trung Quốc nào trên lãnh thổ. Phía Trung Quốc nhắc lại sự ủng hộ vững chắc của họ đối với Nepal trong việc duy trì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, và sự ủng hộ vững chắc và tôn trọng hệ thống xã hội và con đường phát triển của Nepal được chọn độc lập trong điều kiện đặc thùcủa Nepal”.

Tuy nhiên, theo báo chí Mỹ thì lời cảnh báo cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc còn là thông điệp gửi tới cho người Mỹ xoay quanh những sự việc gần đây liên quan đến không chỉ ở Đài Loan, Tây Tạng mà cả ở Hồng Kông và Tân Cương.

Về Tân Cương, Bộ Thương mại Mỹ ngày 7.10 đã liệt Sở Công an Tân Cương, Phòng an ninh của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương và 8 công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc họ có liên quan đến vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số ở Tân Cương. Phía Trung Quốc đã có phản ứng chính thức khi cho rằng “Chuyện này vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối điều đó”.

Còn liên quan đến Hồng Kông, phía Trung Quốc nhiều lần cáo buộc một số nhân vật Mỹ đứng đằng sau kích động gây bất ổn. Vừa qua, nghị sĩ Mỹ Ted Cruz đến Hồng Kông nhưng không được chính quyền đặc khu chào đón vì ôngà nhân vật chủ trương cứng rắn với Trung Quốc trong Quốc hội Mỹ. Ông từng đề xuất sửa đổi Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông 1992, đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ tái xem xét mức độ tự chủ của đặc khu trước khi quyết định có cho tiếp tục hưởng đặc quyền kinh tế - thương mại như hiện nay hay không.Cho đến hôm qua, Hoàn cầu thời báo đưa tin “bạo động tiếp tục lan rộng” khiến nhiều người bị thương.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình khẳng định mọi nỗ lực đòi ly khai sẽ bị Trung Quốc nghiền nát