“Đây là dấu hiệu có ý nghĩa tích cực, là một bước tiến mới của công cuộc chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm chính trị, không khoan nhượng, không né tránh, không có vùng cấm, không thể hạ cánh an toàn”, ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng nói.

PGS Nguyễn Trọng Phúc: 'Xử lý ông Đinh La Thăng là một bước tiến mới...'

Trí Lâm | 09/12/2017, 14:30

“Đây là dấu hiệu có ý nghĩa tích cực, là một bước tiến mới của công cuộc chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm chính trị, không khoan nhượng, không né tránh, không có vùng cấm, không thể hạ cánh an toàn”, ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng nói.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,PGS-TSNguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng cho rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Việc xử lý ông Đinh La Thăng cũng là hồi chuông cảnh báovới những cán bộ giữ vị trí quan trọng rằng công cuộc phòng chống tham nhũng không có vùng cấm.

Theo PGS Phúc, trong việc chống tham nhũng, Tổng bí thư nói là không có ai được đứng ngoài cuộc, né tránh. Đây là dấu hiệu có ý nghĩa tích cực, là một bước tiến mới của công cuộc chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm chính trị, không khoan nhượng, không né tránh, không có vùng cấm, không thể hạ cánh an toàn.

“Đây là điều rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Trên thế giới có nhiều chính trị gia khi về hưu rồi vẫn bị khui sai phạm ra và xử lý”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cho rằng cách làm cũng rất bài bản. Xử lý về Đảng rồi về mặt chính quyền một cách nghiêm minh nhưng cũng rấtthận trọng.Tuy nhiên, ôngcho biết, về nguyên tắc thì hiện nay ông Đinh La Thăng chưa được xem là người có tội, vì tòa chưa tuyên án chính thức, nên những vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng phải đợi xét xử của tòa án.

Nói với báo chí, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, qua việc này phải làm tốt hơn, tức là tới đây phải làm nghiêm hơn. Ví dụ như tới đây cần phải có rà soát cán bộ một cách nghiêm minh để không có những cán bộ trượt dài trên những sai lầm của mình.

“Đó cũng là việc không làm ảnh hưởng đến hoạt động điều hành đất nước và cũng là để bảo vệ thanh danh của Đảng, và chính là cứu những cán bộ đó. Vì thế tới đây, nếu ai đó được tổ chức xem xét thì phải nghĩ rằng đó là cứu mình để không lỡ bước đến "bờ vực thẳm", ông Hùng nói.

Do đó, theo ông Vũ Quốc Hùng,việc xử lý các vấn đề liên quan đến ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Quốc Khánh cũng chỉ là những bước đáng ghi nhận trong việc củng cố xây dựng Đảng. “Chúng ta phải làm tiếp và phương châm không loại trừ một ai. Tất cả phải vào cuộc”.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng là người"chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 - 2011.

Ông Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17.3.2009 của Đảng ủyTập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;

Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18.9.2008 giữa ôngĐinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.

Ủy ban Kiểm tra Trung ươngkhẳng địnhông Đinh La Thăngcó trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỉ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS Nguyễn Trọng Phúc: 'Xử lý ông Đinh La Thăng là một bước tiến mới...'