Ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực có phán quyết ngày 12.7, báo Guardian nhận định phán quyết nhằm kéo giảm căng thẳng, nhưng cũng có thể “đốt lò” xung đột. Bài viết phê phán gay gắt Trung Quốc vì thách thức tính tối thượng của luật pháp quốc tế và hệ thống LHQ. Một Thế Giới lược dịch bài viết.

Phán quyết về Biển Đông có thể ‘đốt lò’ xung đột

Kim Hương | 13/07/2016, 13:55

Ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực có phán quyết ngày 12.7, báo Guardian nhận định phán quyết nhằm kéo giảm căng thẳng, nhưng cũng có thể “đốt lò” xung đột. Bài viết phê phán gay gắt Trung Quốc vì thách thức tính tối thượng của luật pháp quốc tế và hệ thống LHQ. Một Thế Giới lược dịch bài viết.

“Bằng cách kiện lên Tòa trọng tài thường thực The Hague, chính phủ Philippines hy vọng tìm được một giải pháp hòa bình và được quốc tế chấp thuận, cho vụ tranh chấp hàng hải lâu nay giữa Manila với Trung Quốc, một láng giềng quyền lực hơn.

Nhưng phán quyết phần lớn ủng hộ Manila và bác việc Bắc Kinh đòi độc quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông có thể “đốt lò” căng thẳng khu vực, lôi kéo Mỹ và Nhật vào và làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang.

Càng hô hào to giọng thì sự dối trá càng lớn

Sự gia tăng căng thẳng này vì Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài thường trực, cùng việc họ lập tứcbác bỏphán quyết, dù Trung Quốc đã ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) vốn do Tòa này giám sát, và Trung Quốc còn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.

Cách Bắc Kinh chọn luật và hiệp định theo ý họ làsự thách thức đáng kể cho tính tối thượng của luật pháp quốc tế và hệ thống LHQ.

Giới quan chức và ngành truyền thông nhà nước Trung Quốc “phủ đầu” Tòa trọng tài thường trực từ vài tháng trước khi có phán quyết, gièm pha Tòa này và tuyên bố Tòa không có thẩm quyền, điều nàycho thấy một học thuyết mới mang tính quấy phá của chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc vốn nổi lên dưới sự chỉ đạo cứng rắn của nhàlãnh đạo Tập Cận Bình.

Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo khắp Biển Đông nhanh chóng và trơ tráo nhằmche giấuviệc tạo ra thực địa mới, gồm căn cứ không-hải quân và tên lửa.

Bắc Kinh cũng hối hả triển khai ảnh hưởng quyền lực mềm, như cho vay ồ ạt và đầu tư vào các nước đang phát triển, nhằm kéo giảm tối đa sự chỉ trích.

Trung Quốc còn “chế ra” các tài liệu giả cổ nhằm khẳng định yêu sách đòi chủ quyền Biển Đông, ứng xử như một tay đấu giá láu cá toan tính bán tranh giả thành “họa phẩmbậc thầy”.

Bộ máytuyên truyền của Trung Quốc bác phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ngay từ trước khi nó được công bố. Họ khoe nhận được sự ủng hộ ngoại giao từ các nước xa xôi như Lesotho, Palestine, cho thấy Bắc Kinh trong chỗriêng tư biết rất rõ rằng họ không đủ lý lẽ bào chữa - cả về lịch sử, pháp lý và đạo đức - cho việc độc chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông.

Nói chung, Trung Quốc càng hô hào to giọng thì sự dối trá của họ càng lớn.

Philippines nằm trong tuyến lửa

Dưới thờiTổng thống mới Rodrigo Duterte vốn là người không chịu theo khuôn phép xã hội,xem ra Philippines là quốc gia đầu tiên nằm trong tuyến lửa, khi Bắc Kinh tìm cách bày tỏ cụ thể sự không hài lòng sâu sắc của họ trước phán quyết của Tòa trọng tài thường trực.

Ngay từ trước khi kiện Trung Quốc hồi năm 2013, Manila đã lường trước hậu quả của việc dám“cương” với ông láng giềng khổng lồ. Trung Quốc đã có những hành vi khiêu khích, cấm tàu Philippines đến Bãi cạnScarborough vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trung Quốc cũng không tỏ ra nghiêm túc trong việc tìm một giải pháp ngoại giao thông qua đàm phán, buộc vị tiền nhiệm của ông Duterte làông Benigno Aquinochỉ còn cách phản ứng lại, với bất kỳ giá nào.

Như vậy, Manila trở thành nước cầm lá cờ đầu không chính thức cho các nước khác trong khu vực, gồm Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia, đều là các quốc gia phản đối tấm bản đồ tự vẽ “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc phủ trùm 90% Biển Đông, một vùng biển nhiều cá, có tiềm năng giàu tài nguyên năng lượng và là một tuyến hàng hải chiến lược.

Đài Loan cũng đã ráo riết củng cố quan hệ quân sự với Mỹ. Washington đã cử lực lượng hải quân hùng mạnh đến Biển Đông trước khi Tòa trọng tài thường trực có phán quyết, và đã tiến hành nhiều chuyến tàu tuần tra thực hiện quyền tự do đi lại ở gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép.

Ông Tập có thể bày trò hù dọacác nước yếu hơn

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phàn nàn về “âm mưu” của Mỹ, trong khi các quan chứctừ ông Tập Cận Bình trở xuốngtuyên bốnếu cần thiết thì phải dùng đến vũ lựcđể bảo vệ điều họ gọi là “chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc.

Có thể ông Tập sẽ rút lui, thậm chí chịu mất mặt. Trung Quốc sẽ là chủ nhà hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 9 tới, vàcó thểông Tậpkhông muốnchọc tức dư luận quốc tế.

Nhưng cũng có thể ông chọn cách “chìm hoặc bơi”, ví dụ gia tăng căng thẳng bằng cách đưa chiến đấu cơ đến các đảo nhân tạo, hoặc đơn phương tuyên bố lập vùng cấm máy bay, tàu bè đi lại.

Đối diện vớivô số thách thức ở trong nướcnhư kinh tế Trung Quốc xuống dốc, người dân bất mãn vớiviệc đảng viên tham nhũng và bất tài, có thể ông Tập sẽ bày vài trò “nhát ma” bằng cách ban bốtình hình khẩn cấp toàn quốc, siết chặt quyền lực của ông bằng cách hù dọa các nước yếu hơn.

Vì lẽ đó, rất có khả năng xảy ra những hành vi hùng hổ trên trời và trên biển của Trung Quốcở Biển Đông. Đó là điều cộng đồng quốc tế cần cảnh giác.

Kim Hương (lược dịch)
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phán quyết về Biển Đông có thể ‘đốt lò’ xung đột