Các lãnh đạo biểu tình ở Hồng Kông hôm 9.7 cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình, dù cho trưởng đặc khu Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã tuyên bố rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi dữ dội đã “chết”.

Phản ứng ở Hồng Kông sau khi dự luật dẫn độ bị 'khai tử'

Hoàng Vũ | 10/07/2019, 17:09

Các lãnh đạo biểu tình ở Hồng Kông hôm 9.7 cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình, dù cho trưởng đặc khu Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã tuyên bố rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi dữ dội đã “chết”.

"Điều tương tự được nhắc đi nhắc lại mà không thểlàm cho nó tốt hơn hay có ý nghĩahơn", Bonnie Leung, phó triệu tập của Mặt trận Nhân quyền Dân sự - tổ chức kêu gọi các cuộc biểu tình lớn thu hút khoảng 2 triệu người xuống đường trong các khu thương mại và kinh doanh quan trọng tại Hồng Kông trong tháng qua, cho biết.

Cô Leung còn nhấn mạnh thêm rằng bà Lâm hiện vẫn chưa chính thứcnói từ “rút lại” hoàn toàn dự luật. “Chúng tôi không thấy chữ ‘chết’ trong bất kỳ dựluật nào ở Hồng Kông hay trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào trong Hội đồng Lập pháp”, Leung nói.

“Vì vậy, làm sao chính quyền có thể nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên tuân thủ nền pháp trị, trong khi bản thân bà Lâm không theo nguyên tắc của một nền pháp trị? Thay vào đó, bà ấy nên đứng ra và nói chuyện với những người trẻ biểu tình bởi họ đã xuống đường ngay trước cửa nhà bà, bên ngoài các trụ sở chính phủ trong nhiều tuần lễ, để lên tiếng nói và để được lắng nghe”, Leung cho hay.

Trước đó, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga sáng ngày 9.7 đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.

Phát biểu trong cuộc họp báo, bà Lâm nói rằng: "Tôi gần như ngay lập tức dừng xem xét về dự luật sau các cuộc biểu tình, nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi về sự chân thành của chính quyền, hay lo ngại về việc liệu chính quyền có tái khởi động tiến trình đưa dự luật ra hội đồng lập pháp hay không. Do đó, tôi xin nhắc lại rằng kế hoạch đó không còn nữa, dự luật đã chết".

Bà Lâm sau đó cũng thừa nhận “thất bại hoàn toàn” của chính quyền Hồng Kông trong nỗ lực thông qua dự luật. Bà cũng kêu gọi người dân Hồng Kông cho chính quyền thêm thời gian để giải quyết các vấn đề còn lại, đồng thời sẵn sàng tổ chức các cuộc trò chuyện cởi mở với các nhà lãnh đạo sinh viên.

Tuy nhiên, những nhượng bộdo bà Lâm đưa ra vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồm rút lại hoàn toàn dự luật, bỏ các cáo buộc chống lại một số người biểu tình và sự từ chức của Lâm, được đáp ứng.

Leung còn cho biết Mặt trận Nhân quyền Dân sự sẽ tổ chức thêm các cuộc biểu tình sớm nếu trưởng đặc khu Lâm và chính quyền của bà tiếp tục phớt lờ yêu cầu của người dân. "Chúng tôi đang thảo luận về các chi tiết của các cuộc biểu tình, và chúng tôi sẽ công bố chúng sau", cô nói.

Trong khi đó, nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) - người từng khởi xướng “Phong trào Dù Vàng” của sinh viên Hồng Kông năm 2014 cho rằng, tuyên bố về dự luật “đã chết” của bà Lâm là một "lời nói dối lố bịch".

Wong lưu ý rằng trưởng đặc khu Lâm không thực hiện các thủ tục pháp lý để chính thức rút lại dự luận mà chỉ tuyên bố “chơi chữ”.

"Điểm mấu chốt không nằm ở cách chơi chữ, dù là 'tạm dừng' hay 'rút lại’. Tôi nghĩ quan trọnglà liệubà ấy có hứa sẽ không bắt đầu lại dự luật trong nhiệm kỳ của mình không. Bà ấy cần phải làm cho nó rõ ràng hơn", Wong nói.

Ray Chan Chi-chuen, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, nói rằng: “Thái độ thờ ơ của bà Lâm sẽ chỉ khiến mọi người tức giận hơn thay vì đảm bảo công chúng quan tâm đến dự luật”.

"Bà ấy biết rất rõ rằng việc rút hoàn toàn dự luật sẽ giảm bớt những lo ngại của người dân Hồng Kông và đó là từ duy nhất người Hồng Kông muốn nghe, nhưng bà ấy đã không nói. Trưởng đặc khu đã không quan tâm đến những người dân của mình”.

Còn Ventus Lau, một lãnh đạo các cuộcbiểu tình gần đây, cho biết anh "khá tức giận" về những bình luận của bà Lâm. "Phản ứng của bà ấy cho thấy bà ấy vẫn rất ngoan cố", Launói.

Được biết, dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đã kích động làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Hồng Kông suốt 1 tháng qua. Đáng chú ý, số người biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông có lúc đã lên đến mức đỉnh điểm, mà theo các nhà tổ chức là tới 2 triệu người trên 7 triệu dân của thành phố này. Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga quyết định dừng xem xét thông qua dự luật, đồng thời phải lên tiếng xin lỗi.

Tuy nhiên, Hồng Kông lại chìm trong hỗn loạn vào hôm 1.7 - ngày kỷ niệm 22 năm đặc khu này được trao trả về Trung Quốc. Người biểu tình, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên, đã phá cửa kính xông vào đập phá trụ sở Hội đồng Lập pháp của đặc khu.

Đáng chú ý, hơn 20.000 người dân Hồng Kông vào chủ nhật tuần trước (7.7) tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối dự luật dẫn độ. Lần này họ tập trung tại những khu vực đông khách du lịch Trung Quốc với mong muốn mang thông điệp phản kháng của mình tới những người ở đại lục, nơi truyền thông nhà nước không hề đưa tin rộng rãi về các cuộc biểu tình, mà thay vào đó, tập trung vào các vụ đụng độ với cảnh sát và những thiệt hại về tài sản.

Hoàng Vũ (theo AP, Nikkei Asian Review)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản ứng ở Hồng Kông sau khi dự luật dẫn độ bị 'khai tử'