Bộ trưởng Giáo dục Gabriel Attal hôm 27.8 tuyên bố rằng Pháp sẽ cấm trang phục Hồi giáo abaya trong trường học.

Pháp cấm mặc trang phục Hồi giáo trong trường học

Hoàng Vũ | 28/08/2023, 11:42

Bộ trưởng Giáo dục Gabriel Attal hôm 27.8 tuyên bố rằng Pháp sẽ cấm trang phục Hồi giáo abaya trong trường học.

Theo Politico, ông Attal lý giải việc Pháp cấm học sinh mặc abaya (trang phục truyền thống che kín toàn thân của phụ nữ Hồi giáo) trong trường học vì cho rằng trang phục đó vi phạm luật thế tục triệt để của Pháp trong giáo dục.

“Trường học của nền cộng hòa Pháp được xây dựng dựa trên những giá trị mạnh mẽ, chủ nghĩa thế tục là một trong số đó… Tôi thông báo rằng học sinh sẽ không thể mặc abaya trong trường học được nữa. Chủ nghĩa thế tục có nghĩa là quyền tự do giải phóng bản thân thông qua trường học”, ông Attal nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp.

famous-courses-for-muslim-students-to-study-abroad.jpg
Một nữ sinh Hồi giáo trong lớp học - Ảnh: Shutterstock

Bộ trưởng Giáo dục Pháp Attal - người mới được bổ nhiệm vào tháng 7 - cho biết “những quy định rõ ràng ở cấp quốc gia” về quy định cấm nữ sinh Hồi giáo mặc abaya trong trường học sẽ được ông công bố đến với các hiệu trưởng trước khi học sinh toàn quốc trở lại trường vào ngày 4.9.

Năm 2004, Pháp cấm các biểu tượng tôn giáo trong trường học, bao gồm cả cây thánh giá lớn, khăn kippah của người Do Thái và khăn trùm đầu của người Hồi giáo. Nhưng abaya nằm trong vùng xám và chưa bị cấm cụ thể.

Động thái trên được đưa ra sau khi có báo cáo về sự gia tăng số lượng các nữ sinh mặc trang phục Hồi giáo ở các trường học ở Pháp, theo một xu hướng mà một số người cho rằng là vi phạm các giá trị thế tục của đất nước.

Tháng trước, Chủ tịch Quốc hội Pháp Yaël Braun-Pivet, thành viên đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron, đã kêu gọi xây dựng “một trường học công lập hoàn toàn thế tục”, nơi “không có ramadan, không abaya, không có dấu hiệu tôn giáo phô trương”.

Chủ nghĩa thế tục trong các trường học ở Pháp luôn là chủ đề nóng với những người ủng hộ cho rằng tôn giáo, và đặc biệt là Hồi giáo, đang xâm lấn không gian công cộng. Trong khi đó, các nhà phê bình phản bác rằng các nhóm tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở một quốc gia có lịch sử Kitô giáo.

Căng thẳng về giáo dục và tôn giáo trở nên tồi tệ hơn vào năm 2020 khi một người tị nạn Chechnya cực đoan chặt đầu một giáo viên người Pháp. Giáo viên đã chiếu những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammad trong lớp.

Bài liên quan
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pháp cấm mặc trang phục Hồi giáo trong trường học