Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, "làm thế nào để huy động vốn cho việc phát triển ngành công nghiệp này?" khi doanh nghiệp vẫn còn yếu và thiếu là bài toán hóc búa được đưa ra hiện nay.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tìm vốn ra sao khi bản thân DN còn yếu và thiếu?

tuyetnhung | 01/06/2016, 19:57

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, "làm thế nào để huy động vốn cho việc phát triển ngành công nghiệp này?" khi doanh nghiệp vẫn còn yếu và thiếu là bài toán hóc búa được đưa ra hiện nay.

DN yếu về cạnh tranh, thiếu về vốn liếng, sản phẩm...

Mở đầu bài phát biểu tại Diễn đàn "Các giải pháp về vốn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ" ngày 31.5, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực khẳng địnhdoanh nghiệp (DN) trong ngành công nghiệp hỗ trợ hiện yếu và thiếu rất nhiều. Cụ thể: yếu về năng lực cạnhtranh, giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm; và thiếu về sản phẩm, vốn liếng, tài chính. Vì vậy, chính nhữngđiều ấy đã khiến cho các DN thiếu tự tin để liên kết với các tập đoàn nước ngoài lớn.

"Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tìm đối tác Việt Nam để liên kết, nhưng quả thựcđây là một vấn đề khóvới họ vì tìm mãi không ra. Họ nói rằng DN của ta còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đạt chất lượng thực sự với nhu cầu của họ", TS Lực nói.

Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp chủ lực xuất khẩu còn rất thấp. Ví dụ năm 2015, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may đạtcao nhất cũng chỉ là51%, da giày 45%, cơ khí 30%, điện tử 20% và lĩnh vực có tỷ lệ nội địa thấp nhất là ô tô với 10%.

"Ô tô là lĩnh vực có đóng góp lớn cho ngành lại có tỷ lệ nội địa thấp như vậy thì bảo sao chúng ta không phải nhập khẩu ô tô từ bên ngoài về nhiều. Và điều này nói lên rằng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn nhỏ, yếu... giá trị gia tăng thấp, sản phẩm chưa cao", TS Lực cho hay.

Đồng quan điểm với TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng lo ngại về chất lượng của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp còn non trẻ này. Ông Thành cho biếtdoanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay trong thể chế, kết nối hạ tầng, hướng đi chưa đúng nên mãi không lớn được.

Theo ông Thành, vấn đề cốt lõi ở đây là các DN vẫn thiếu liên kết trong chuỗi cung ứng, trình độ công nghệ của các DN còn lạc hậu, khó đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao, chính sách tài chính, vốn chưa đủ mạnh, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư còn rất khó khăn...

Giải pháp về vốn để phát triển đúng hướng

Theo TS Cấn Văn Lực, hiện nay DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu huy động vốn từ các nguồn như: Ngân sách nhà nước, đối tác, nguồn vốn nước ngoài, huy động từ thị trường vốn...Trong đó, vốn FDI đăng ký cho ngành cộng dồn đến nay là khoảng 10 tỉ USD, chiếm 4% trong tổng số 258 tỉ USD nguồn vốn FDI của tất cả các ngành.

TS Lực cho rằng tỷ lệ này vẫn còn rất nhỏ, nên cần có những giải pháp mạnh để cải thiện. Cụ thể, về phía nhà nước, cần phải giám sát thực hiện quyết liệt Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư và Nghị quyết 35 về hỗ trợ DN; đẩy nhanh 3 đột phá về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực cho ngành, đặc biệt trong đó phải xác định được ngành nghề nào có ưu thế để tập trung phát triển...

Về phía DN, theo TS Lực, các DN phải chủ động liên kết, hợp tác, liên doanh với các DN trong và ngoài nước để tăng khả năng cạnh tranh, khả năng tham gia chuỗi cung ứng; chủ động tìm hiểu thông tin, xây dựng kế hoạch hội nhập phù hợp...

Còn theo ông Trần Văn Quang, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học công nghệ địa phương (Bộ Khoa học - Công nghệ), để huy động vốn cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các quỹ tài chính nhà nước với mục tiêu hỗ trợ DN cần phải được xác lập rõ nguồn vốn dành cho vay và phải được chuyển ngay vào tài khoản của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, ông Quang cũng đề xuấtcần phải xây dựng các quỹ hỗ trợ, ưu đãi cho DN để phát triển sản xuất, trong đó việc tiếp cận để được hưởng các ưu đãi phải thật thuận lợi đểtạo điều kiện thực sựcho DN.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
TP.HCM thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tìm vốn ra sao khi bản thân DN còn yếu và thiếu?