Đến Việt Nam, chuyện thưởng thức một bát bún riêu với những miếng cua thơm phức, nước dùng nghi ngút khói được các du khách nước ngoài xem như biểu hiện của phượt thủ đầy chuyên nghiệp về ẩm thực địa phương. Sau đây là những phép lịch sự trong 'giao tiếp ẩm thực' tại VN và các nước mà bạn nên biết. 

Phép lịch sự trong 'giao tiếp ẩm thực' tại VN và các nước

Một Thế Giới | 29/03/2015, 14:45

Đến Việt Nam, chuyện thưởng thức một bát bún riêu với những miếng cua thơm phức, nước dùng nghi ngút khói được các du khách nước ngoài xem như biểu hiện của phượt thủ đầy chuyên nghiệp về ẩm thực địa phương. Sau đây là những phép lịch sự trong 'giao tiếp ẩm thực' tại VN và các nước mà bạn nên biết. 

Nhiều khách du lịch đến Thái Lan nghĩ rằng người dân nơi đây sử dụng đũa khi dùng bữa nhưng thực tế lại không đúng. Nếu bạn thấy đũa tại các cửa hàng trên hè phố thì đó chỉ dành cho khách du lịch. Người Thái khi ăn bún hay cơm họ đều dùng dĩa và thìa.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-1
 
Hộp cơm bento được người Nhật sử dụng khá thường xuyên và rộng rãi, ngay cả tại các ga tàu điện. Chúng thường được chuẩn bị sẵn gồm cơm và một số món như sushi, rau, trứng, hải sản.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-2
 
Ở Nga, đặt tay dưới gầm bàn khi ăn là một hành động đáng ngờ. Cách hợp lý nhất là luôn đặt tay trên cạnh bàn.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-3
 
Người Italy tin rằng uống sữa sau khi ăn sáng không tốt cho tiêu hóa. Do đó, buổi sáng họ dùng cappuccino nhưng chỉ thực hiện khi thực sự được thư giãn. Còn nếu không, họ sẽ thay bằng một ly espresso.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-4
 
Tại các nước châu Á, đừng đặt ngang đôi đũa lên bát khi ăn bởi dân bản địa chỉ làm điều này để tưởng nhớ người đã mất. Việc gắp thức ăn cho nhau bằng cách truyền qua đũa cũng là điều kiêng kỵ.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-5
 Phép lịch sự trong giao tiếp ẩm thực tại VN và các nước
Tại Ấn Độ và nhiều quốc gia Trung Đông, bạn chỉ nên dùng tay phải để ăn. Với họ, tay trái là không sạch sẽ và chỉ dùng để tắm hay dọn vệ sinh.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-6
 
Hãy gọi bún riêu khi đến Việt Nam. Đây là món ăn phổ biến và rất được người dân yêu thích. Món sẽ gồm những sợi bún tươi, nước dùng từ cua luộc, thịt và gạch cua...
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-7
 
Hãy dùng menemen trong các bữa sáng muộn cuối tuần ở Thổ Nhĩ Kỳ. Món này gồm trứng, cà chua và một số rau củ quả. Người dân nơi đây cũng có thói quen uống trà khi dùng bữa sáng thay vì cà phê. 
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-8
 
Nếu ở Pháp, hãy bắt đầu ngày mới với Tartine. Món này được làm từ một nửa chiếc bánh mì baguette có phết bơ và mứt. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm nước cam hoặc cà phê.
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-9
 
Hãy dùng bữa tối ở các nhà hàng tự chọn khi đến Brazil. Ở đây, người dân gọi các nhà hàng kiểu này là Quilo và bạn chỉ phải trả tiền theo trọng lượng của đĩa ăn mà mình đã chọn món. 
Phep lich su trong  giao tiep am thuc  tai VN va cac nuoc-hinh-anh-10
 
 Theo Vnexpress

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phép lịch sự trong 'giao tiếp ẩm thực' tại VN và các nước