Người đứng đầu cơ quan cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), tướng Oscar Albayalde cho biết ông sẽ chỉ đạo cơ quan này xem xét các cáo buộc mà Bắc Kinh có thể sử dụng Huawei để làm gián điệp sau khi bị truyền thông chất vấn về việc lựa chọn Huawei làm nhà tài trợ cho hội nghị thượng đỉnh chống tội phạm mạng sắp tới.

Philippines điều tra các cáo buộc gián điệp liên quan đến Huawei

Hoàng Vũ | 01/05/2019, 06:41

Người đứng đầu cơ quan cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), tướng Oscar Albayalde cho biết ông sẽ chỉ đạo cơ quan này xem xét các cáo buộc mà Bắc Kinh có thể sử dụng Huawei để làm gián điệp sau khi bị truyền thông chất vấn về việc lựa chọn Huawei làm nhà tài trợ cho hội nghị thượng đỉnh chống tội phạm mạng sắp tới.

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi tờ báo nổi tiếng của Philippines - Rappler công bố một văn bản bị rò rỉ từ Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) nêu rõ những rủi ro khi hợp tác với tập đoàn Huawei của Trung Quốc. Theo đó, DFA lưu ý rằng Cộng hòa Séc và Pháp đã hạn chế việc sử dụng các sản phẩm của Huawei chủ yếu do lo ngại về bảo mật.

Ngoài ra, Robert Strayer, cố vấn về chính sách thông tin và truyền thông quốc tế tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm 29.4 tiết lộ với các phóng viên rằng, Mỹsẽ xem xét lại việc hợp tác với các đồng minh Đông Nam Á có sử dụng các sản phẩm của Huawei.

Trong chuyến thăm Philippines vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo về mối “nguy hiểm” trong việc sử dụng các ứng dụng, sản phẩm của Huawei, với lý do rủi ro đối với người dân và an ninh của Philippines.

Theo SCMP, nếu cơ quan cảnh sát quốc gia Philippine tìm được mối đe dọa an ninh khi sử dụng các thiết bị Huawei, chính quyền của Tổng thống Duterte có thể đảo ngược mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và có thể thiết lập lại quan hệ gần gũi hơn với Mỹ.

Nhà phân tích Alvin Lim của Wikistrat có trụ sở tại Singapore, cho biết cuộc điều tra của cảnh sát có thể thúc đẩy Tổng thống Rodrigo Duterte tiến hành một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc khi ông phải đối mặt với áp lực trong nước đối với các hành động tranh chấp ở Biển Đông.

Bất chấp áp lực của Mỹ để tẩy chay Huawei, Philippines - nước vốn có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, đã đẩy mạnh hợp tác với Huawei dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte - người đã cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào năm 2016.

Duterte đã “làm dịu đi” các tranh chấp lãnh lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù các quan chức quốc phòng Philippine bày tỏ lo ngại về các động thái của Bắc Kinh trong vùng biển nhạy cảmvà cho rằng nếu hai bên đối đầu có thể dẫn đến chiến tranh.

Nhà lãnh đạo Philippines Duterte, người vốn khăng khăng rằng Bắc Kinh và Manila chỉ muốn làm bạn với nhau, là một trong 40 nhà lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường vào tuần trước tại Bắc Kinh, nơi ông đã kýkết với Trung Quốc 19 thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá khoảng 12 tỉUSD.

Vào tháng 11, ông Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũngđã ký một hợp đồng trị giá 400 triệu USD để cài đặt một hệ thống giám sát video khổng lồ sử dụng công nghệ Huawei tại thủ đô Manila và thành phố Davao.

Bên cạnh đó, Smart và Globe Telecom, hai nhà khai thác mạng lớn nhấtở Philippines, vừa loại bỏ mối lo ngại liên quan tới Huawei và cam kết sử dụng thiết bị của tập đoàn này trong việc cung cấp mạng 5G trên toàn quốc đảo.

Còn Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Philippines, Eliseo Rionói với các phóng viên bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường vào tuần trước rằng, Manila đã không tìm được bằng chứng nào cho thấy Huawei đang làmối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Trong khi đó, Maria Ela L Atienza, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines Diliman, cho biết việc điều tra độc lập của cơ quan cảnh sát quốc gia xung quanh các cáo buộc liên quan tới Huawei là “hoàn toàn phù hợp”.

“Tôi không nghĩ rằng chỉ vì lập trường của tổng thống trong việc xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc mà Philippines lại nên bỏ qua những lo ngại về Huawei hay bất kỳ sản phẩm hoặc hoạt động nào của Trung Quốc”, ông Atienza nói.

Hoàng Vũ (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines điều tra các cáo buộc gián điệp liên quan đến Huawei