Philippines ngày 31.3 ghi nhận mức tăng ca nhiễm lớn nhất từ trước đến nay: 538 người, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 2.084. Đây là kết quả của nỗ lực đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng.

Philippines tăng hơn 500 ca nhiễm một ngày, Myanmar có ca tử vong đầu tiên

31/03/2020, 20:36

Philippines ngày 31.3 ghi nhận mức tăng ca nhiễm lớn nhất từ trước đến nay: 538 người, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 2.084. Đây là kết quả của nỗ lực đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng.

Người vô gia cư được cơ quan chức năng đưa vào một cơ sở lưu trú dã chiến khi đảo Luzon (Philippines) tiến hành cách ly xã hội - Ảnh: Reuters

Số ca tử vong cũng tăng lên 88, thêm 10 trường hợp. Giới chức Philippines đang xem xét chuyển đổi tàu chở khách, khách sạn, trung tâm hội nghị, khu thể thao thành trung tâm cách ly, đồng thời tìm cách nhập thêm 300.000 tấn gạo để đảm bảo nguồn cung. Bộ Nông nghiệp dự tính tìm đến các nhà cung cấp trong Đông Nam Á.

Tại Malaysia, số ca nhiễm COVID-19 tăng lên 2.767, đã có 43 ca tử vong. Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Datuk Dr Noor Hisham Abdullah cho biết phần lớn số người mắc nằm trong hai nhóm tuổi: 26 - 30 và 56 - 60.

Quốc gia láng giềng Indonesia vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi số ca tử vong lên đến 136 trên 1.528 ca nhiễm. Tổng thống Joko Widodo chỉ khẳng định sẽ thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt chứ không nói rõ biện pháp chi tiết hay đề cập đến khả năng phong tỏa toàn quốc. Nước này cũng chuẩn bị trả tự do cho khoảng 30.000 tù nhân nhằm giảm nguy cơ lây lan trong trại giam.

Thái Lan báo cáo 127 bệnh nhân mới nâng tổng số ca nhiễm lên 1.651, địa phương nhiều ca nhiễm nhất là Bangkok (796). Đến nay có ít nhất 27 cảnh sát và 19 nhân viên y tế mắc COVID-19.

Trên địa bàn tỉnh Buri Ram, tù nhân một trại giam vừa gây ra một cuộc bạo loạn do lo sợ dịch bệnh bùng phát. Lực lượng an ninh đã bắt giữ được 11 đối tượng trốn thoát.

Philippines tăng cường nhập khẩu gạo - Ảnh: Bloomberg

Myanmar có 14 ca nhiễm với 4 trường hợp mắc mới, gồm 1 công dân nước này từng sang Thái Lan và 3 công dân Pháp tiếp xúc với ca nhiễm hướng dẫn viên du lịch phát hiện trước đó. Ca tử vong vì COVID-19 đầu tiên của nước này là bệnh nhân 69 tuổi bị ung thư mũi.

Dự kiến Myanmar phải đón thêm một lượng lớn lao động từ Thái Lan về nước trong thời gian tới, sau khi đã có khoảng 23.000 người trở về - đem lại nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Chính quyền Myanmar đang gấp rút gia tăng cơ sở cách ly và thiết lập quy trình quản lý.

Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm nước này cũng khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc chữa sốt rét hay kháng sinh azithromycin vì chúng có tác dụng phụ rất nguy hiểm. Hiệu quả của thuốc chữa sốt rét như hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị COVID-19 vẫn bị hoài nghi do dữ liệu xác minh còn quá ít.

Brunei tính đến nay có 129 ca nhiễm, Campuchia 109 ca, Lào 9 ca.

Tình hình Trung Đông

Iran báo cáo 3.111 bệnh nhân mới nâng tổng số ca nhiễm lên 44.605. Số ca nhiễm cũng tăng lên 2.898.

Trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ba cường quốc Đức, Pháp, Anh đã thực hiện giao dịch bằng Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) để cung cấp trang thiết bị y tế cho Iran.

INSTEX được tạo ra sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, với mục đích tránh những lệnh trừng phạt do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt.

Ngoài ba cường quốc châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ cũng viện trợ 10 tấn dược phẩm cùng nhu yếu phẩm.

Bên ngoài Iran, Israel tính đến nay có 4.831 ca nhiễm, Bahrain 515 ca, Kuwait 289 ca.

Cẩm Bình (theo Reuters, The Bangkok Post, Straits Times, Myanmar Times, Anadolu Agency)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines tăng hơn 500 ca nhiễm một ngày, Myanmar có ca tử vong đầu tiên