Hoạt động tàu ngầm Nga tại biển Baltic, Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương vẫn ở mức cao kể từ sau Chiến tranh lạnh. Đây là ghi nhận được nêu trong báo cáo có tựa đề "Chiến tranh tàu ngầm tại Bắc Âu" mới công bố.

Phương Tây lo ngại Nga và chiến tranh tàu ngầm tại Bắc Âu

Anh Đào | 01/08/2016, 06:02

Hoạt động tàu ngầm Nga tại biển Baltic, Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương vẫn ở mức cao kể từ sau Chiến tranh lạnh. Đây là ghi nhận được nêu trong báo cáo có tựa đề "Chiến tranh tàu ngầm tại Bắc Âu" mới công bố.

Trang web USNI News (Học viện Hải quân Mỹ) đãđăng bài viết vớitựa đề "Báo cáo về hoạt động tàu ngầm Nga ở Bắc Đại Tây Dương" của tác giả John Grady, cựu giám đốc truyền thông củaHiệp hội Lục quân Mỹ,cựu tổng biên tập báo Navy Times.

Bài viết cho biết ngày 22.7,ba chuyên gia Olga Oliker, Andrew Metrick và Steve McCarthy đã cùngthảo luận vềbáo cáo có tựa đề "Chiến tranh tàu ngầm tại Bắc Âu" doTrung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức.

Báo cáo đánh giá trong khi các hoạt động tàu ngầm của Nga tại biển Baltic, Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương vẫn ở mức cao kể từ sau Xhiến tranh lạnh, hải quân Mỹchỉ mới bắt đầu tái thiết lại lực lượng và hạm đội tàu ngầm nhưng năng lực vẫncòn yếu.

Chuyên gia Olga Oliker, giám đốc Trung tâm Nga và Á Âu ở Washington, nhận địnhphía Nga nghĩ Mỹ đang khámạnh trong chiến tranh tàu ngầm và chống ngầm.Với chỉ 56 tàu ngầm – gồm tàu tấn công bằng năng lượng hạt nhân, tên lửa đạn đạo và động cơ diesel, Nga cũnglo lắng sẽ bị tụt lại sau Trung Quốc.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, ước tính Liên Xô sở hữu tới 240 tàu ngầm.

Tàungầm Nga bắn thửtên lửa đạn đạo - Ảnh: Pakistan Defence

Nga đầutư vào chiến tranh tàungầm

Tuy nhiên, chuyên gia Andrew Metrick, một trong những tác giả của báo cáo, cho rằng những gì Nga đang có hiện nay rất tốt. Đó là cái mà phía Mỹ cần phải kiểm soát.Chuyên gia này ghi nhậnNga thể hiện ý muốn thử nghiệm chiến tranh tàu ngầm và các khoản đầu tư liên tục của Nga nhằm chế tạo tàu lặn sâu có khả năng phóng tên lửa đạn đạo đã khiến đối phương “cảm thấy sợ hãi”.

Ông Steve McCarthy phụ trách về thiết bị quốc phòng tại Đại sứ quán Anh ởWashingtoncho rằng Ngatăng cường các tàu tuần tra là hình thứcphô diễn khả năng chống xâm nhập,chống tiếp cận (A2/AD) của Nga.Điều này có nghĩa khi nhìn vào các hoạt động trên, cần phải nhớ rằng Nga có các căn cứ đất liền ở cả biển Baltic và biển Đen.

Chuyên gia Oliker chia sẻ mặc dù hạm đội ở Baltic không mạnh nhưcác hạm đội ở biển Đen và biển Bắc, các hoạt động tăng cường ở đó lại cho NATO, Thụy Điển và Phần Lan thấy rằng Điện Kremlin đang cư xử kiểu “đừng đụng vào địa bàn của nhau”.Tuy nhiên, bà cũng nói thêm hải quân Nga và cả dàn tên lửa đạn đạo của họ vẫn chưa thuộc diện ưu tiên hàng đầu.Bà cho rằng Moscow tập trungđầu tư vào các hệ thống tên lửa đạn đạo lưu động trên bộ có tầm bắn xuyên lục địa nhiều hơn vào tàu ngầm bắntên lửa đạn đạo.

Trong khi đó, chuyên gia Andrew Metrick cho rằng các sự kiện nhưnâng cấp các tàu tuần tra, tàu ngầm Nga xâm phạm vùng biển thuộc Thụy Điển, thăm dò xung quanh cảng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Anh, ngăn cản đặt cáp ngầm dưới đáy biển Baltic đãcho thấy các tàu này cần được huấn luyện truyền thông tin tình báo nhiều hơn trong hoạt động ngăn cản chiến dịch chống tàu ngầm.

Ông nhận định khả năng chống chiến tranh tàu ngầm bị giảm ở NATO và hai quốc gia trung lập là Thụy Điển và Phần Lan.

Một trong những đề xuất trong báo cáo nêu trênlà thành lập một trung tâm chuẩn mực dànhcho công tácchống chiến tranh tàu ngầm trực thuộc NATO.

Chiến dịch hải quân của Nga gặp nhiều thách thức

Chuyên gia Andrew Metrick nhận xét khi nói về giai đoạnNga sau khi sáp nhập Crimea và nội chiến ởmiền đông Ukraine.“Các lệnh trừng phạt đối với Ngabắt đầu gây trở ngại”.

Cáckhó khăn Nga đang đối phógồm thiếu thốn các công cụ chuẩn xác và thiết bị cần thiết để chế tạo tàu ngầm hiện đại,hoặc thiếu khả năng chi trả cho các tàu này trong tương lai.Sau nhiều năm duy trì hoạt động ở mức độ vừa phải, các xưởng chế tạo và sửa chữa tàu của Nga đang lo lắng các công nhân lành nghề đãđến tuổi về hưu và thiếu hụt công nhân có chuyên môn.

Máy bay tuần tra trên biển Boeing P-8 Poseidon của Mỹ - Ảnh:adf-gallery.com.au

Chuyên gia Oliker cho rằng lực lượng của hạm độibiển Baltic đã bị tái thiết lại sau nhiều vụ tham nhũngvà sau khi Nga nhận thức tình trạng thiếu năng lực ở một số quan chức cấp cao.

Bêncạnh đó, chuyên gia McCarthy cho biết Anh đã nhận thấy khả năngchậm chạptrong chiến dịch chống ngầm và đang đầu tư mới các tàu khu trục nhỏvà máy bay tuần tra trên biển P-8. Loại máy bay này có khả năng tiếp cận với Mỹ và Úc ở cự ly gần hơn.

Cũng được đề cập trong bản báo cáo, chuyên gia McCarthy cho biết Anh tinrằng việc mở lại các sân bay quân sự tại Keflavik (Iceland) phục vụ tuần tra hàng hải sẽ cực kỳhữu ích trong công táckiểm soát hoạt động tàu ngầm của Nga gần Bắc Đại Tây Dương.Kế hoạch trên sẽ bổ sung cho hoạt động củacác máy bay P-8 tạiScotland.

Hiện tại, đường băng tại Keflavik vẫn được sử dụng cho mục đích thương mại.

Về phía Pháp, chuyên gia Metrick nói thêm nước này cũng bắt đầu đầu tư cho kế hoạch ngăn cản chiến dịch chống ngầm.

Quan ngại tiềm tàng ở biển Baltic

Chuyên gia cao cấpBryan ClarkTrung tâm Đánh giá ngân sách chiến lược Mỹ làngười am hiểu về tàu ngầm Mỹ đánh giácác vùng nước nông của biển Baltic rất khác về lĩnh vực âm họcso với các vùngbiển khác.Nhưng giống như các vùng biển khác, NATO, Phần Lan và Thụy Sĩ có thể kiểm soát những eo biển này tốt hơn bằng các thiết bị cảm ứng hiện đại và hợp tác chia sẻ thông tin về hoạt động tàu ngầm.

Tuy nhiên, chuyên gia Clark nhấn mạnh rằng giám sát hoạt động ngầm của Nga trong thời bình khác với thời chiến. Thời kỳnày đòi hỏi các kỹnăng giỏi và lao động chuyên sâu.

Anh Đào
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
20 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây lo ngại Nga và chiến tranh tàu ngầm tại Bắc Âu