Dự án kè biển ở Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) lấy nguồn vốn từ ODA để làm nhưng có nhiều biểu hiện khuất tất chưa được làm rõ. Thế nhưng, khi phóng viên đặt vấn đề để tìm hiểu vụ việc thì ông Trường Phúc, Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu chưa cần biết như thế nào đã nhất quyết ‘vào phòng nói chơi thì được chứ nhất quyết không trả lời’.

Quan chức Đà Nẵng đòi ‘nói chơi thì được’, nhất quyết không làm việc

Lê Đình Dũng | 20/12/2016, 18:01

Dự án kè biển ở Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) lấy nguồn vốn từ ODA để làm nhưng có nhiều biểu hiện khuất tất chưa được làm rõ. Thế nhưng, khi phóng viên đặt vấn đề để tìm hiểu vụ việc thì ông Trường Phúc, Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu chưa cần biết như thế nào đã nhất quyết ‘vào phòng nói chơi thì được chứ nhất quyết không trả lời’.

Nhiều khuất tất

Ông Đặng Công Chúng, Chánh văn phòng UBND Q.Liên Chiểu cho biết dự án đê kè biển Kim Liên, đoạn từ cầu Trắng đến nhà máy xi măng Hải Vân (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) được đầu tư từ nguồn vốn ODA.

Theo ông Tô Văn Hùng, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng, dự án dài khoảng 2000m với kinh phí khoảng 140 tỉ đồng được phê duyệt ngày 30.10.2016 và giao UBND Q.Liên Chiểu làm chủ đầu tư.

Đoạn bờ biển qua tổ 4, tổ 5 P.Hòa Hiệp Bắc rất xung yếu nhưng đã bị bỏ qua trong DTM để lập dự án kè biển, hậu quả là hiện nay biển đang xâm thực vào rất mạnh

Trong kỳ họp HĐND TP mới đây, ông Hùng đã chất vấn rất gay gắt về những biểu hiện kỳ lạ liên quan đến dự án này. Đặt câu hỏi với Giám đốc sở Xây dựng TP, ông Hùng cho biết: “Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) dự án đê kè biển Liên Chiểu, báo cáo này đang được chuẩn bị phê duyệt trong khi dự án đang triển khai. Và trong báo cáo này, trang 55 ghi rõ nguyên nhân dẫn đến sạt lở là ở tổ 4, tổ 5 của P.Hòa Hiệp Bắc, đây là một trong những điểm xung yếu nhất. Tuy nhiên, khi thiết kế dự án này, vì chưa có DTM nên lập một dự án xây dựng đê kè dài hơn 2000m với kinh phí 140 tỉ mà bỏ sót 500m này”.

Không những vậy, ông Hùng còn cho hay: “Dự án đê kè Liên Chiểu phê duyệt ngày 30.10.2016 và giao UBND Q.Liên Chiểu làm chủ đầu tư. Ngày 22.6.2016, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu gửi văn bản để tham vấn ý kiến cộng đồng, thì sau đó ngày 23.6.2016 (tức là sau 1 ngày) UBND P.Hòa Hiệp Bắc có văn bản trả lời là ý kiến cộng đồng đồng ý với DTM.Trong khi đó biên bản họp lấy ý kiến tham vấn cộng đồng được tổ chức vào 8 giờ ngày 2.6.2016, trước ngày có văn bản lấy ý kiến 20 ngày”.

“Có thể nói đây là cách làm rất năng động, chưa có DTM mà đã có tổ chức tham vấn”, ông Hùng nói và khẳng định: "Phải nói như thế để thấy chất lượng mà chúng ta đang thực hiện DTM hiện nay hết sức lỏng lẻo, và nó dẫn đến hậu quả như tôi đã nói là nơi xung yếu nhất là không được nằm trong dự án dẫn đến sạt lở”.

ÔngTô Văn Hùng, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng - Ảnh: Lê Đình Dũng

Trả lời câu hỏi của ông Tô Văn Hùng, ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết: “Tất cả các hạng mục đê kè đều thuộc thẩm định đề án của sở NN-PTNT, Sở Xây dựng chỉ thống nhất về hướng tuyến và quy mô. Trong suốt chiều dài đường Nguyễn Tất Thành (ven biển quận Liên Chiểu) không phải chỗ nào cũng làm đê kè cả, có những chỗ cần thiết tăng cường đê, có những chỗ làm kè mềm tùy thuộc vào giải pháp thiết kế của từng đơn vị tư vấn. Vừa qua, Sở thống nhất mấy (500) trăm mét đê kè còn lại cho BQL giao thông để họ thực hiện tiếp, hiện họ đang xin vốn TƯ để làm những phần còn lại”.

‘Nói chơi thì được’

Để tìm hiểu tiếp những thắc mắc của Trưởng ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng, sáng 20.12, phóng viên báo điện tửMột Thế Giới đã hẹn làm việc với ông Đặng Công Chúng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND Q.Liên Chiểu. Tuy nhiên, ông Chúng báo bận họp và đề nghị phóng viên lên gặp trực tiếp ông Trường Phúc, Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu để được cung cấp thông tin. Tất nhiên, ông Chúng đã nhắn tin cho ông Phúc về việc này và sau đó đã đưa cho phóng viên xem tin nhắn.

Tuy nhiên, khi chúng tôi lên, vừa gặp và chưa kịp giới thiệu về vấn đề làm việc thì ông Phúc làm một hơi luôn,không cần nghe ai nói. “Các anh vô đây nói chuyện chơi thì được, vô ngồi uống nước thì được chứ các anh hỏi thì không bao giờ tôi trả lời”, ông Phúc gay gắt khi chưa ai hỏi kịp chuyện gì.

Khi chúng tôi trình bày đã được Chánh văn phòng UBND chỉ lên gặp làm việc trực tiếp với ông Phúc, ông này nói tiếp: “Không chịu luôn. Tôi lànhà báo đây nhưng tôi đãchuyển nghề. Tôi nói từ đầu, ở đây người phát ngôn một là Chủ tịch UBND, hai là Chánh văn phòng. Các anh muốn nói chuyện chơi vui thì tôi nói”.

Chúng tôi tiếp tục trình bày rằng Chánh văn phòng Đặng Công Chúng đã giới thiệu lên đây, ông Phúc lắc đầu lia lịa: “Không không, Chúng cũng chịu, Chúng với tôi như nhau chứ có khác chi đâu. Chúng chánh văn phòng, tôi trưởng ban cũngnhư nhau thôi”.

Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu 'nói chuyện chơi thì được':

Khi PVgặp ông Đặng Công Chúng để trình bày về việc này, ông đã đưa cho chúng tôi xem tin nhắn phân công công việc cho ông Phúc tiếp và trao đổi thông tin với báo chí. Ông Chúng đã gọi nhiều cuộc cho ông Phúc về việc trao đổi thông tin này nhưng bất thành. Sau đó, ông Chúng phải gọi điện cho Chủ tịch UBND quận để trình bày vụ việc.

“Tôi là người phát ngôn của quận nhưng vấn đề cung cấp thông tin chuyên môn thì phảicác ban ngành mới nắm rõ được. Rất mong các anh thông cảm về việc này. Bây giờ có cách hay nhất là các anh gửi văn bản tổng hợp các câu hỏi, sau đó tôi sẽ yêu cầu bên BQL cung cấp thông tin để trả lời báo chí”, ông Chúng nói.

Đã có hậu quả

Đoạn biển xung yếu mà Trưởng ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng Tô Văn Hùng nhắc tới đã bị sạt lở nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Đầu tháng 11.2016, UBND Q.Liên Chiểu đã phải làm văn bản gửi lên UBND TP.Đà Nẵng báo cáo tình hình bị sạt lở nghiêm trọng ở đoạn 500m bị bỏ qua trong DTM này.

Theo đó, vào ngày 18.10.2016, mưa to, sóng lớn đã làm sạt lở nghiêm trọng đất liền tại tổ 4, tổ5 của P.Hòa Hiệp Bắc. Quận đã chỉ đạo phường sử dụng rọ sắt, đá hộc, bao cát gia cố tạm thời đoạn bờ biển bị sạt khoảng 180m với số tiền 81 triệu đồng.

Người dân cho biết, trước đây bờ ra rất xa ngoài biển nhưng nay đã vào sát chân nhà

“Tuy nhiên, bờ biển khu vực này có chiều dài khoảng 500m nên nước biển tiếp tục xâm thực vào những khu vực còn lại và có nguy cơ bị cuốn trôi phần bờ kè tạm đã gia cố”, báo cáo của Q.Liên Chiểu cho hay.

Đến ngày 3.11, mưa và triều cường dâng cao tiếp tục gây sạt lở 250m còn lại đoạn bờ biển này, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 60 hộ dân. Quận và phường tiếp tục tạm ứng ngân sách 260 triệu để làm kè tạm.

Q.Liên Chiểu đã phải kêu lên thành phố cho phép tiếp tục đầu tư xây dựng đê kè chắn sóng đoạn còn lại nêu trên theo nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 để chống sạt lở theo phương châm vừa thiết kế vừa thi công để đảm bảo tiến độ.

Mỗi lần biển động, sóng đánh vào tận chân nhà dân tổ 4, tổ 5 P.Hòa Hiệp Bắc

Như vậy, hậu quả của việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án quá lỏng lẻo như ông Tô Văn Hùng nói đã thấy rõ. Vậy, trách nhiệm của các sở, ngành, của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu, của địa phương như thế nào thì TP.Đà Nẵng có xem xét hay không. Và với cách chối đây đẩy làm việc khi nghe đến dự án của ông Trưởng ban Trường Phúc liệu có vấn đề?

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan chức Đà Nẵng đòi ‘nói chơi thì được’, nhất quyết không làm việc