Bà Liz Truss đã đưa ra tuyên bố từ chức thủ tướng Anh chỉ sau 45 ngày nhậm chức và trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.

Nữ thủ tướng Anh "cứng rắn với Nga" buộc phải từ chức ngay sau 45 ngày tại vị

Tá Nhu | 20/10/2022, 20:19

Bà Liz Truss đã đưa ra tuyên bố từ chức thủ tướng Anh chỉ sau 45 ngày nhậm chức và trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh quyền lực chính trị của bà gần như bốc hơi hoàn toàn sau khi kế hoạch thắt lưng buộc bụng của bà chết yểu. Guardian của Anh trích nguồn tin cho biết: “Mọi chuyện đã kết thúc”.

Phát biểu giải thích, bà Truss cho biết: "Tôi nhậm chức vào thời điểm kinh tế và quốc tế bất ổn lớn. Các gia đình và doanh nghiệp lo lắng những khoản thanh toán hóa đơn", đồng thời đổ lỗi cuộc chiến  của Nga ở Ukraine "đe dọa an ninh cả lục địa và đất nước chúng ta bị tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp kìm hãm quá lâu".

Bà thừa nhận không thể thực hiện những lời hứa khi tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ và đã đánh mất sự tín nhiệm của đảng dành cho bà. Bà Truss thừa nhận: "Căn cứ vào tình hình, tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ mà đảng Bảo thủ đã giao phó. Do đó, tôi đã nói chuyện với nhà vua để thông báo sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ".

Bà Truss  vốn đã phải chịu áp lực từ các nghị sĩ đảng Bảo thủ muốn bà từ chức sau khi Suella Braverman từ chức ngoại trưởng và đảng cầm quyền rơi vào hỗn loạn.

Hiện vẫn chưa rõ liệu bà sẽ từ chức ngay lập tức hay lên lịch trình rút lui trong bối cảnh đảng Bảo thủ cho đến nay vẫn chưa lựa chọn được người kế nhiệm, mặc dù Rishi Sunak, Jeremy Hunt, Penny Mordaunt và Ben Wallace đều được đề cập là những ứng viên có khả năng.

Chính trường Anh đang chao đảo vì cách đây 5 ngày, bà Truss sa thải Bộ trưởng tài chính Kwasi Kwarteng và thay thế ông bằng Jeremy Hunt, cựu ngoại trưởng và bộ trưởng y tế.

Bà Truss đã coi Kwarteng là người phải chịu trách nhiệm về thắt chặt ngân sách hồi tháng 9, mặc dù nhiều người coi đó là một dự án chung. Phản ứng hoảng loạn của thị trường đối với việc cắt giảm thuế phần lớn chưa hoàn lại 45 tỉ bảng đã khiến đồng bảng Anh lao dốc và chi phí nợ chính phủ mới tăng cao.

Bà Truss, đối mặt với một cuộc “binh biến” từ các nghị sĩ trong đảng khi sa thải Kwarteng nhưng không thể giải thích tại sao bà vốn ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp cắt giảm thuế.

Có thể thấy việc bà Truss đưa ra tuyên bố từ chức là do hoàn cảnh ép buộc. Cách đây 3 ngày, bà Truss đã xin lỗi vì “những sai lầm” trong chính sách của bà đã khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm và mức độ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò của bà sụt giảm. Tuy nhiên, bà khi ấy khẳng định sẽ không từ chức Thủ tướng Anh.

Cụ thể, trong một phát biểu trên đài BBC, Thủ tướng Truss cho biết: “Tôi thực sự muốn nhận trách nhiệm và nói xin lỗi về những sai lầm đã gây ra. Tôi đã muốn hỗ trợ người dân giải quyết hóa đơn năng lượng trong bối cảnh thuế cao, nhưng chúng tôi đã đi quá xa và quá nhanh." Bà đồng thời nêu rõ đã chỉ định ông Jeremy Hunt làm Bộ trưởng Tài chính mới của Anh sau khi nhận ra rằng mình "cần phải thay đổi hướng đi".

Nhưng trong lúc bà Truss sửa sai thì một đòn giáng mạnh khác vào uy tín nữ thủ tướng Anh là tân Bộ trưởng Tài chính Hunt. Người vừa được bà Truss bổ nhiệm đã tuyên bố hủy bỏ gần như tất cả các khoản cắt giảm thuế, đảo ngược các chính sách của Truss để hạn chế giá năng lượng tăng vọt như một nỗ lực khôi phục sự ổn định.

Khi tất cả quay lưng, ngay cả người mình chọn về "đội" cũng không chịu chung chiến hào thì bà Truss đành phải đảo ngược tuyên bố mà bà đã nói với báo giới hôm 17.10.

Trong số các lãnh đạo phương Tây, Thủ tướng Anh Liz Truss có lẽ là một trong những lãnh đạo thể hiện các quan điểm cứng rắn nhất đối với xung đột Nga - Ukraine.

Thậm chí, bà Liz Truss luôn có xu hướng thúc giục phía Mỹ thực thi chính sách cứng rắn hơn nữa với Nga mà không quá bận tâm đến các rủi ro leo thang xung đột trực diện với Nga, điều mà ngay chính quyền Mỹ cũng luôn phải tính toán cẩn trọng về mặt chiến lược.

Về tổng thể ngay khi bà Truss lên làm Thủ tướng thay cho ông Boris Johnson, nhiều nhà phân tích tại Anh và Mỹ nhận định, Liz Truss thể hiện tầm nhìn đôi khi quá đơn giản, tư duy nhị nguyên theo kiểu “trắng-đen” quá rõ ràng trong khi cuộc xung đột Nga-Ukraine và đối đầu Nga-phương Tây hiện nay là khủng hoảng địa chính trị lớn nhất trong hơn 3 thập kỷ qua và tất cả các bên đều phải tiếp cận một cách thận trọng. 

Bài liên quan
Sao Mỹ không trả tiền cho SpaceX để quân Ukraine bớt thua thiệt trước quân Nga?
Có vẻ sau thời gian cho quân đội Ukraine sử dụng dịch vụ Starlink miễn phí thì SpaceX muốn "thu phí thuê bao". SpaceX dự đoán riêng rằng phí tổn sẽ đạt gần 400 triệu USD trong 12 tháng tới, chưa bằng số lẻ tiền mà Mỹ tuyên bố viện trợ cho Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nữ thủ tướng Anh "cứng rắn với Nga" buộc phải từ chức ngay sau 45 ngày tại vị