Một cơ quan giám sát động vật hoang dã cho biết nạn buôn bán động vật hoang dã làm vật nuôi đã khiến 13 loài chim của Indonesia, trong đó có loài diều Java, quốc điểu của đất nước vạn đảo này, đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Quốc điểu Indonesia trên bờ vực tuyệt chủng

Cẩm Bình | 26/05/2016, 14:39

Một cơ quan giám sát động vật hoang dã cho biết nạn buôn bán động vật hoang dã làm vật nuôi đã khiến 13 loài chim của Indonesia, trong đó có loài diều Java, quốc điểu của đất nước vạn đảo này, đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Những hòn đảo của Indonesia từ lâu đã là nơi cư trú của rất nhiều loài chimvà việc nuôi chim làm thú cưng cũng đã trở thành một nét văn hóa của quốc gia này. Tuy nhiên, tổ chức theo dõi việc buôn bán động vật hoang dã Traffic mới đây đã cảnh báo, nhu cầu bắt một số loài chim làm vật nuôi ngàycàng tăng đang khiến số lượng của những loài này giảm mạnh và trên bờ vực tuyệt chủng.

Chris Shepherd, người đứng đầu văn phòng Traffic tại Đông Nam Á cho biết:“Buôn bán động vật hoang dã là một ngành kinh doanh triệu đô, nhưng nó lại mang nhiều yếu tố phạm pháp và đang có nhiều người kiếm lợi bất chính từ ngành này”. Cũng theo ông Sherpherd, nhu cầu lớn tại Indonesia không chỉ gây hại cho số lượng chim trong nước, mà còn đe dọa đến các quần thể chim ở Malaysia và Thái Lan.

Trong số những loài chimbị đe dọa tuyệt chủng có loài diều Java, quốc điểu của Indonesia và là cảm hứng cho hình tượng chim thần Garuda của quốc gia vạn đảo. Ngoài ra, một số loài cũnggiảm số lượng nghiêm trọng do bị bắt làm vật nuôi như bồ câu rừng xám (Silvery Woodpigeon), vẹt mào vàng (Cacatua Sulphurea), vẹt ngực đỏ (Trichoglossus Chlorolepidotus)…

Hồng hoàng mũ cát hay còn gọi là tê điểu(Helmeted Hornbill) cũng bị giảm số lượngnhưng không phải vì bị bắt làm vật nuôi. Nguyên nhân là docon người bắt và giết chúng để lấy“mũ cát”, một khối u bằng sừng kéo dài dọc phần mỏ đến hộp sọ. Những chiếc “mũ cát” này được bán sang Trung Quốc thay thế ngà voi làm vật liệu chạm khắc. Những nghệ nhân Trung Quốc rất ưa chuộng sừng tê điểu và dùng nó để chế tác đồ cho giới nhà giàu. Những thợ chạm khắc Nhật Bản cũng sử dụng sừng tê điểu để tạo các đồ vật tinh xảo đeo trên thắt lưng kimono của đàn ông.

Mặc dù tại Indonesia việcsăn bắt các loài động vật hoang dã là bất hợp pháp, nhưng luật pháp thường bị coi thường và thị trường buôn bán chim hoang dã tại các địa phương vẫn hoạt động tự do mà không bị quản lý.

Ông Shepherd cho biết, các nỗ lực chống săn bắn của chính phủ Indonesia phần lớn chỉ tập trung vào các loại động vật quý hiếm như đười ươi, voi và hổ, còn các loại chim thì lại ít được chú ý bảo tồn.

Theo Traffic, để có thể bảo vệ tốt các loài chim, cơ quan chức năng Indonesia nên tăng cường hiệu quả thực thi luật và phát động các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân.

Cẩm Bình (theo Strait Times)

Ảnh: Loài diều Java, quốc điểu của Indonesia và là cảm hứng cho hình tượng chim thần Garuda của quốc gia vạn đảo.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc điểu Indonesia trên bờ vực tuyệt chủng