Theo báo cáo mới của tổ chức Human Rights Watch (HRW), hiện đang có hàng ngàn trẻ em Indonesia đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh ung thư, gặp các vấn đề về hô hấp hay ngộ độc nicotin vì làm việc tại nơi có môi trường làm việc độc hại như các trang trại thuốc lá.

Trẻ em Indonesia bị bóc lột tại các trang trại trồng thuốc lá

Cẩm Bình | 26/05/2016, 10:59

Theo báo cáo mới của tổ chức Human Rights Watch (HRW), hiện đang có hàng ngàn trẻ em Indonesia đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh ung thư, gặp các vấn đề về hô hấp hay ngộ độc nicotin vì làm việc tại nơi có môi trường làm việc độc hại như các trang trại thuốc lá.

Báo cáo chỉ ra rằng tại Indonesia, quốc gia sản xuất lá thuốc lá lớn thứ 5thế giới, những đứa trẻ làm việc trong các trang trại thuốc láthường xuyên phải tiếp xúc với nicotin, các hóa chất độc hại, nhiệt độ cao...

Ayu, một cô bé 13 tuổi, cho biết em thường xuyên cảm thấy buồn nôn mỗi khi đi thu hoạch lá thuốc lá. Ayu đã phải làm công việc này từ khi còn là một đứa con nít, ba mẹ em là người trồng cây thuốc lá nên em phải giúp ba mẹ, và đôi lúc là cả hàng xóm, thu hoạch lá thuốc. Chị gái, anh trai và hai đứa em nhỏ của Ayu cũng phải làm việc này.

Để cóbài báo cáo này, HRW đã phỏng vấn 227 lao động trẻ em từ 8 đến 17 tuổi, trong đó có 132 trẻ làm việc trong các trang trại thuốc lá. HRW cũng đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Indonesia và các công ty thuốc lá cấm ngăn chặn việc sử dụng trẻ em trong ngành công nghiệp độc hại này. Ngoài ra, giới chức cũng phải “phát hiện và xử lý các vụ sử dụng lao động trẻ em làm việc trong môi trường độc hại”. Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Nhân lực Indonesia đã từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Theo bà Margaret Wurth, nhà nghiên cứu thuộc HRW, “các công ty thuốc lá đang kiếm tiền bằng sức khỏe của lao động trẻ em Indonesia”.

Theo luật pháp Indonesia, trẻ em dưới 18 tuổi không được làm các công việc độc hại. Nhưng Tổ chức Lao động quốc tế - ILO lại cho biếthiện có hơn 1,5 triệu trẻ em trong độ tuổi 8-17 làm việc trong ngành nông nghiệp, trong đó có ngành trồng và chế biến lá thuốc lá. Tuy nhiên, con số lao động trẻem làm trong ngành này vẫn chưa được thống kê.

HRW đánh giá“mặc dù Indonenesia đã có một khung pháp lý và chính sách mạnh mẽ về lao động trẻ em, nhưng trong danh sách cấm sử dụng lao động trẻ em hiện tại lại không có ngành thuốc lá”.

Theo Viện Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ, những người làm trong ngành thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm độc nicotin và “bệnh thuốc lá màu xanh lá cây” GTS, một dạng nhiễm độc do tiếp xúc lá thuốc lá, đặc biệt cao. Các triệu chứng bị ngộ độc bao gồm buồn nôn, mửa và chóng mặt. Việc ngộ độc nicotin kéo dài có thể gây ra vấn đề về phát triển não bộ, đặc biệt là ở trẻ em.

Ngoài vấn đề dùng lao động trẻ em trong ngành thuốc lá, Indonesia còn gặp phải vấn đề trẻ em biết hút thuốc từ khi còn rất nhỏ. Theo Bộ Y tế Indonesia, mỗi năm có hơn 3,9 triệu trẻ em từ 10 đến 14 tuổi trở thành người hút thuốc lá.

Ngoài kêu gọi chính phủ Indonesia hành động, HRW trong báo cáo của mình cũng đã kêu gọi đến các doanh nghiệp thuốc lá, trong đó có cả các công ty đa quốc gia lớn và công ty con của họ, phải giảm việc sử dụng trẻ em trong sản xuất và cải thiện sự an an toàn và các biện pháp bảo vệ người lao động.

Hiện tại, đã có một vài công ty đa quốc gia có công ty con tại Indonesia như Philip Morris, British American Tobacco (BAT), Philip Morris International (PMI) hay Alliance One International đã chấp nhận cắt giảm việc sử dụng lao động trẻ em cũng như đầu tư cho các chương trình giáo dục và bảo vệ an toàn cho lao động trẻ em.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ em Indonesia bị bóc lột tại các trang trại trồng thuốc lá