Sáng 11.7, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV QH) lần thứ 50, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện nay có một số dự án, công trình lớn “đắp chiếu”, gây thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, tổn thất lớn đến tài sản Nhà nước.

Quốc hội 'điểm danh' những dự án gây tổn thất nghiêm trọng tài sản Nhà nước

Trí Lâm | 11/07/2016, 13:00

Sáng 11.7, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV QH) lần thứ 50, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện nay có một số dự án, công trình lớn “đắp chiếu”, gây thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, tổn thất lớn đến tài sản Nhà nước.

Hàng loạt công trình quy mô lớn “đắp chiếu”

Theo báo cáo, những công trình như dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hóachất) đầu tư với số vốn 12.000 tỉ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2.000 tỉ đồng.

Tiếp theo là dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hơn 2.200 tỉ đồng đã dừng hoạt động.Tình trạng đắp chiếu cũng tương tự như dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ với số vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng đang nằm bất động hơn 4 năm nay. Chủ đầu tư trực tiếp là Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB).

Với số vốn đầu tư lên tới 7.000 tỉ đồng, Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) đã đứng trước nguy cơ phá sản chỉ sau hơn một năm hoạt động dothua lỗ liên tiếp. Nhà máy chỉ vận hành khoảng 7tháng mà đãlỗ hơn 1.085 tỉ đồng, doanh thu không đủ bù chi phí tối thiểu, khoảng 1.000 công nhân viên PVTex phải tạm nghỉ việc.

Tiếp đến là dự án Gang thép Thái Nguyên. Đến nay công ty nàyđã chi cho dự án trên 4.565 tỉ đồng, mỗi tháng chịu khoảng 30 tỉ đồng tiền lãi vay, chưa tính thêm các chi phí khác. Nhiều năm nay dự án vẫn “đắp chiếu’’ và đứng trước tình thế “bỏ thì thương, vương thì tội’’.

Trao đổi với báo điện tửMột Thế Giới,chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằngnguyên nhân quan trọng nhất trong quá trình đầu tư làthiếu tính toán cẩn thận về mặt hiệu quả, gây lãng phí của cải, nhất là trong bối cảnh tiềm lực có hạn. Trong quá trình triển khai lại thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra nên những sai sót không được chỉ ra và xử lý từ sớm.

Còn theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, vấn đề ở đây là tư duy, làm ra sản phẩm không tính tới vấn đề giá thành, hiệu quả kinh tế.

“Theo tôi, mỗi dự án phải bắt đầu bằng bản nghiên cứu khả thi một cách nghiêm túc,nếu không khả thi thì không làm, đừng có vì những lý do gì khác mà cứ thúc đẩy các dự án chưa được nghiên cứu đầy đủ về lợi ích kinh tế và điều kiện của thị trường để dẫn tới vấn đề không hiệu quả”,ông Thành nói.

Trước đó, ông Tăng Ngọc Tráng,Vụ phó Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biếtcác dự án trên phần lớn được quyết định đầu tư trong giai đoạn phân cấp đầu tư rất lớn cho các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Các dự án này Bộ KH-ĐT không tổ chức thẩm định.

Theo ông Tăng Ngọc Tráng, cần tổ chức đánh giá toàn diện, làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan. Phải làm rõ chi phí tiếp tục bỏ ra so với lợi ích dự án mang lại. Trên cơ sở đó, ta mới có thể có được phương án cụ thể với từng dự án, không thể có biện pháp chung giải quyết cho tất cả các dự án.

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra

Cũng trình bày tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 476,8 nghìn tỉ đồng, bằng 47% dự toán, thấp hơn tiến độ thu cùng kỳ năm trước (49%), trong đó thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 94,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo báo cáo, vốn ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 1,85 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, giải ngân vốn trái phiếu chính phủ ước đạt khoảng 33,2% kế hoạch.

Báo cáo cũng nhận định rằng, nợ công và nợ bảo lãnh Chính phủ tăng cao. Nợ xấu ngân hàng đến cuối tháng 4.2016 là 2,81% so tổng dư nợ, tuy nhiên thực chất ở mức cao nếu tính cả nợ chuyển bán sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến tháng 5.2016 là 246.986 tỉ đồng (chỉ khoản chuyển này tương đương gần 5% so với tổng dư nợ).

Theo Nghị quyết của Quốc hội, năm 2016 GDP tăng 6,7%. Tuy nhiên, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,52%, thấp hơn so với mức tăng 6,32% cùng kỳ năm trước. Để đạt mức tăng trưởng này, GDP 6 tháng cuối năm phải đạt gần 7,6% là khó khả thi đặc biệt trong bối cảnh không thể nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa trong 6 tháng cuối năm.

Trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như việc Anh rời EU, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có thể bị kéo dài do đến một số điều khoản liên quan đến Anh; tình hình Biển Đông căng thẳng với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc…

Còn ở trong nước, sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển các tỉnh miền Trung, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm ở phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân.

Trí Lâm
Bài liên quan
Tiến độ một số dự án quan trọng vùng đồng bằng sông Hồng ra sao?
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong 20 dự án quan trọng, liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, đã khởi công triển khai 7 dự án, ngoài ra 8 dự án đang được thực hiện các thủ tục đầu tư…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ đoạn dụ dỗ đầu tư tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thông qua mạng xã hội, nhiều kẻ lừa đảo lập các kịch bản, thậm chí ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo để kêu gọi đầu tư tài chính, chứng khoán… một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người “nhẹ dạ cả tin”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội 'điểm danh' những dự án gây tổn thất nghiêm trọng tài sản Nhà nước