Tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ là tàu lớp Virginia dài 115 mét, chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu trên biển hoặc trên cạn.

Quy trình trong xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Cẩm Bình | 18/06/2022, 10:40

Tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ là tàu lớp Virginia dài 115 mét, chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu trên biển hoặc trên cạn.

Đơn vị phụ trách đóng loại tàu này là Electric Boat, công ty đóng tàu thuộc tập đoàn vũ khí General Dynamics.

Mỗi tàu phải bảo vệ được thủy thủ đoàn khỏi áp suất khủng khiếp dưới đại dương cũng như khỏi lò phản ứng hạt nhân đặt bên trong. Vì vậy chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình gia công kim loại tỉ mỉ của đội ngũ đóng tàu cũng có thể gây ra thảm họa dưới đáy biển, những nhân viên kỹ thuật phải là bậc thầy về thép để chế tạo ra sản phẩm bền bỉ.

besub00.jpg
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia - Ảnh: Christopher Payne

Phần kim loại ngoài cùng của tàu là lớp bảo vệ chính chống lại áp suất. Tàu có thể lặn sâu đến hơn 200 mét nơi áp suất lên tới hơn 21 kg/cm2. Thép dày ban đầu là một tấm phẳng, sau đó bị uốn cong bằng cách tác động lên một lực hàng nghìn tấn. Máy sẽ uốn cong nhiều hơn mức cần thiết một chút để đảm báo tấm thép bật ra chính xác theo đúng yêu cầu.

besub01.jpg
Một tấm thép vỏ tàu đang được uốn - Ảnh: Christopher Payne

Tiếp theo đến lượt robot phụ trách cắt tấm thép. Robot phải cắt đúng độ dài theo thiết kế và khiến hai đầu tấm thép có hình dáng xiên để ráp khớp với tấm bên cạnh.

Nhiều tấm sẽ được kết hợp và hàn thành vỏ tàu hoàn chỉnh. Vỏ tàu càng tròn hoàn hảo thì càng chắc chắn vì hình tròn là hình dạng chịu áp suất dưới đáp đại dương tốt nhất.

besub02.jpg
Robot làm nhiệm vụ cắt tấm thép - Ảnh: Christopher Payne

Một phần tàu được dựng thẳng đứng. Công nhân hàn tiến hành lắp giá treo ống cùng nhiều bộ phận khác trên giàn.

besub03.jpg
Phần tàu được dựng thẳng đứng để gia công - Ảnh: Christopher Payne

Hệ thống cơ khí cũng cực kỳ quan trọng. Công việc hàn hệ thống này phải được thực hiện một cách hoàn hảo. Electric Boat sử dụng kỹ thuật không gây hư hại như tia X, kiểm tra bằng công cụ từ tính đảm bảo mỗi bộ phận hoạt động tốt dưới áp lực nước.

besub04.jpg
Hệ thống cơ khí được gia công chính xác - Ảnh: Christopher Payne

Cấu trúc kim loại chứa trang thiết bị như máy tính được gia công riêng bên ngoài rồi đưa vào bên trong tàu bằng rãnh trượt. Làm vậy nhanh gấp 3 lần so với cách lắp cấu trúc này bên trong một trong các trụ tàu.

Tương tự, giường tầng dành cho thủy thủ cũng được gia công bên ngoài, lắp đủ các bộ phận trước khi dùng rãnh trượt đưa vào khoang phụ của tàu. Khi thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi lực lượng đông đúc, thủy thủ thường phải chia sẻ giường với nhau bằng cách phân ca ngủ.

besub05.jpg
Giường tầng cho thủy thủ - Ảnh: Christopher Payne

Đội ngũ Electric Boat phải kiểm tra cả bộ phận nhỏ nhặt nhất để phát hiện lỗi, chẳng hạn thiết bị thông khí. Nội thất tàu thường làm từ kim loại: phòng tắm và khu vực chuẩn bị thức ăn sử dụng thép không gỉ để tránh hoen gỉ. Nhân viên kỹ thuật cũng phải đảm bảo nấm mốc hoặc vi khuẩn không thể phát triển ở bất kỳ nơi nào. Với bộ phận không đòi hỏi quá cao về độ bền có thể dùng sắt, nhôm hoặc vật liệu khác.

Khi đặt nằm ngang như lúc hoạt động trên biển, boong tàu đã thành hình. Lúc sẵn sàng, chúng sẽ được chuyển bằng sà lan từ Quonset Point đến Groton với độ hoàn thiện đạt 90%. Tại Groton nhân viên kỹ thuật lắp thêm vài bộ phận khác.

besub06.jpg
Boong tàu đã thành hình - Ảnh: Christopher Payne

Tàu ngầm thành hình sau khi các phần thân được hàn chặt. Phần “cánh buồm” trên thân mang ăng ten chứa đầy cảm biến cùng nhiều thiết bị khác. Khâu tiếp theo là sơn vỏ, đưa thiết bị vào boong, chờ bàn giao cho hải quân và đặt tên.

besub07.jpg
Tàu ngầm đã thành hình, nhưng vẫn còn nhiều khâu cần thực hiện - Ảnh: Christopher Payne
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy trình trong xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân Mỹ