Chiều 4.10, Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết Việt Nam không có thêm thêm bệnh nhân COVID-19 và đã 32 ngày không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Dẫu vậy, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn thường trực ở các địa phương.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn thường trực ở các địa phương

P.V | 04/10/2020, 18:12

Chiều 4.10, Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết Việt Nam không có thêm thêm bệnh nhân COVID-19 và đã 32 ngày không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Dẫu vậy, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn thường trực ở các địa phương.

Số ca mắc COVID-19ở Việt Nam hiện nay:1.096

- Tính đến 18 giờngày 4.10,Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó 551 ca mắc mới tính từ ngày 25.7 đến nay.

- Tính từ 6 giờđến 18 giờngày 4.10,0 ca mắc mới. Tất cả các ca bệnh nhập cảnh đều được cách ly ngay, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Đến nay, Việt Nam cũng đã tròn 32 ngày không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng. Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17.8 đến nay, đã qua 47 ngày Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng.

Tại Hội nghị 3 cấp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Khi phát hiện các ca nhiễm ở cộng đồng, các địa phương cần thực hiện quyết liệt nguyên tắc phòng chống dịch “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng triệt để, dập dịch” nhằm hạn chế tác độngvới phát triển kinh tế-xã hội cũng như an ninh, an toàn, trật tự xã hội.

Theo ôngNguyễn Thanh Long, trên thế giới chưa có nước nào tự tin có thể phòng, chống dịch COVID-19 tốt nhất. Các trường hợp nhiễm mới đều có xu hướng tăng lên từng ngày.

"Dự báo, mùa đông năm 2020 tương đối khốc liệt trong công tác phòng, chống dịch của các nước trên thế giới do chưa có vắc xinđiều trị rộng rãi”, ông Long nói.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng địnhnguy cơ lây nhiễm vẫn thường trực tại các địa phương do vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng; nguồn bệnh từ người nhập cảnh (hợp pháp hoặc trái phép...). Trong khi đó, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan; người dân, chính quyền đã có tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch.

Số người cách ly: 16.477 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly),trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 718

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.212

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.547

Tình hình điều trị:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến nay Việt Namđã chữa khỏi cho 1.020 bệnh nhân COVID-19/1.096 ca mắc (khoảng 96% tổng số ca mắc đã được chữa khỏi).

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết Việt Nam không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, 1 ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2; 2ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2; 4 số ca âm tính lần 3.

Việt Nam hiện có 35 ca tử vong do COVID-19. Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuýp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn thường trực ở các địa phương