Trong quá trình thiết kế chế tạo robot phi công vũ trụ mới, các kỹ sư thiết kế Nga hứa sẽ làm cho robot lái con tàu vũ trụ mới Orel trông giống người hơn robot tiền nhiệm Fedor.

Robot phi công vũ trụ mới của Nga sẽ giống người hơn robot Fedor

Vũ Trung Hương | 16/01/2020, 09:53

Trong quá trình thiết kế chế tạo robot phi công vũ trụ mới, các kỹ sư thiết kế Nga hứa sẽ làm cho robot lái con tàu vũ trụ mới Orel trông giống người hơn robot tiền nhiệm Fedor.

Theo TASS, các kỹ sư thiết kế Nga hứa sẽ làm cho robot phi công của tàu vũ trụ mới Orel của giống người hơn robot tiền nhiệm Fedor.

Đại diện của Liên hiệp sản xuất Công nghệ Android cho biết robot điều khiển tàu vũ trụ Orel của Nga sẽ được chế tạo nhỏ hơn, nhẹ hơn và ưa nhìn hơn so với robot nổi tiếng có tên Fedor đã từng lên Trạm vũ trụ quốc tế. Vẻ ngoài, robot sẽ trông giống người hơn. Robot sẽ nhận được một thiết kế hợp lý hơn và các yếu tố linh hoạt hơn để có thể uốn cong trong quá trình di chuyển.

Liên hiệp Công nghệ Android cũng không loại trừ rằng robot mới của dự án Nhà thử nghiệm (Ispytatel) có thể được bảo vệ bằng một lớp vải. Một điểm khác biệt nữa so với Fedor sẽ là các tay máy chức năng nhiều hơn - hiện giờ đó là các chi 5 ngón tay mô phỏng bàn tay con người. Hình dạng cuối cùng của robot sẽ được xác định sau khi ký hợp đồng với Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roskosmos. Nếu điều này diễn ra trước cuối quý này thì hình dạng bên ngoài sẽ được quyết định vào cuối năm 2020, robot được thử nghiệm trên mặt đất vào năm 2022.

Được biết, trong 2 chuyến bay đầu tiên lên Trạm quỹ đạo quốc tế, robot của dự án Nhà thử nghiệm sẽ điều khiển con tàu Orel: robot sẽ “ấn nút điều khiển”, tức là phối hợp với các cơ quan điều khiển tàu vũ trụ. Dự kiến, lần phóng đầu tiên tàu Orel không có nhà du hành vũ trụ được lên kế hoạch vào năm 2023 tại sân bay vũ trụ Vostochnyj, chuyến bay thứ 2 lắp ráp với Trạm quỹ đạo quốc tế vào năm 2024, các chuyến bay có người lái của con tàu bắt đầu vào năm 2025.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Robot phi công vũ trụ mới của Nga sẽ giống người hơn robot Fedor