"Sài Gòn, nhật ký cách ly" là sự kết hợp giữa viết và vẽ của hai tác giả Trần Thanh Bình và Nguyễn Ngọc Dũng.

Sài Gòn, nhật ký cách ly: Đọc, nhìn và cảm nhận

Tiểu Vũ | 23/12/2021, 19:38

"Sài Gòn, nhật ký cách ly" là sự kết hợp giữa viết và vẽ của hai tác giả Trần Thanh Bình và Nguyễn Ngọc Dũng.

Trong những ngày này, làn sóng dịch COVID-19 tại TP.HCM đã tạm thời lắng xuống, nhịp sống sinh đô thị bắt đầu hồi sinh, nhưng những ám ảnh về một thành phố bị cách ly dài đằng đẵng vẫn còn đọng lại trong tâm trí của người dân nơi đây.

Cuốn sách Sài Gòn, nhật ký cách ly của tác giả Trần Thanh Bình (NXB Lao Động, Chibooks, 12.2021) đã mang đến cho người đọc cái nhìn chân thật sinh động về cuộc sống của người dân trong vùng phong tỏa, giãn cách.

anh-sach.jpg
Sách do Chibooks và NXB Lao Động phát hành 12.2021 - Ảnh: T.V 

“Và tôi ghi chép lại bất cứ điều gì mình đã trải qua, một bữa ăn tạm bợ hằng ngày, một chiêm nghiệm suy nghĩ, một nỗi đau ghìm nén, một thương xót vô biên. Tất cả, để nhủ, mình và người khác hãy cố sống an yên, vì chẳng còn cách nào khác hơn được nữa!”, tác giả Trần Thanh Bình chia sẻ.

tac-gia-tran-thanh-binh.jpg
Tác giả Trần Thanh Bình - Ảnh: NVCC

Đặc biệt trong Sài Gòn, nhật ký cách ly, tác giả sử dụng nhiều bức tranh ký họa màu nước do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng thực hiện. Bên cạnh những bài viết của Trần Thanh Bình, những bức tranh của Nguyễn Ngọc Dũng đã góp phần đưa người đọc đến với một Sài Gòn buồn lặng lẽ bi thương trong những ngày đại dịch.

“Sài Gòn, những ngày qua, nằm trong một vòng xoáy khốc liệt và xót xa. Tôi, cũng như mọi người sống ở thành phố này, đêm đêm ngồi trong căn nhà của mình đếm số người nhiễm bệnh, bất lực trước cảnh bao số phận không níu được hơi thở giữa cuộc đời. Ngày ngày nhìn ra bậc thềm hong nắng, đếm những sớm chiều qua. Đủ thứ cung bậc cảm xúc ùa đến trong cơ thể chứa đựng sự hữu hạn của kiếp người, chỉ chực bung nổ. Trong tình cảnh ấy tôi lẫn vào đồng bào của tôi”, KTS Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ.

Một số bức ký họa của KTS Nguyễn Ngọc Dũng trong cuốn Sài Gòn, nhật ký cách ly: 

pho-tam-cu-ki-hoa-mau-nuoc.jpg
Tạm cư
phut-nghi-ngoi-tren-duong-ve-lai-que-nha.jpg
Phút nghỉ ngơi trên đường về lại quê nhà 
bia-1-hem-dai.jpg
Hẻm dài
bia-4-hem-cut.jpg
Hẻm cụt
muu-sinh-goc-pho-ki-hoa-mau-nuoc.jpg
Mưu sinh góc phố
bo-pho-ve-que-ki-hoa-mau-nuoc.jpg
Bỏ phố về quê
bo-que-len-pho.jpg
Bỏ quê lên phố
hang-rong-truoc-gian-cach.jpg
Hàng rong trước giãn cách
hem-sai-gon-ki-hoa-mau-nuoc.jpg
Hẻm dài

 - Tác giả Trần Thanh Bình sinh năm 1964, quê quán: Hà Trung - Gio Linh - Quảng Trị. Hiện đang công tác tại báo Thanh Niên. 

- Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng: 

Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng quê quán TP.Huế, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, tham gia Ban chấp hành Hội kiến trúc sư TP.HCM. Ông có nhiều đề án, thiết kế đoạt giải thưởng quốc tế và quốc gia. Ông cũng là tác giả của 7 cuốn sách du khảo về TP.HCM và các vùng miền trên cả nước.

Ở các tác phẩm của mình, ông đưa người đọc đến hai thế giới xúc cảm, bởi những bài viết đều được quyện cùng những bức vẽ dày công, tâm huyết.

Bài liên quan
Nhân nghĩa đất phương Nam: Những điều vượt lên trên một cuộc thi thơ
"Nhân nghĩa đất phương Nam" là cuộc thi thơ rất đặc biệt của Hội Nhà văn TP.HCM, bởi trong đó, có nhiều bài thơ được gửi đến từ những y bác sĩ, quân nhân đang trực chiến nơi tuyến đầu chống dịch và cả những bệnh nhân COVID-19 vừa thoát khỏi bàn tay tử thần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sài Gòn, nhật ký cách ly: Đọc, nhìn và cảm nhận