Nhiếp ảnh gia Trần Hạ mang theo bộ thiết bị chuyên dụng trị giá đến 200 triệu đồng để quan sát và chụp ảnh nhật thực một phần chiều 21.6 với mong muốn lan tỏa niềm đam mê thiên văn đến mọi người ở Hà Nội.

Sắm bộ thiết bị 200 triệu đồng quan sát và chụp ảnh nhật thực một phần

21/06/2020, 20:45

Nhiếp ảnh gia Trần Hạ mang theo bộ thiết bị chuyên dụng trị giá đến 200 triệu đồng để quan sát và chụp ảnh nhật thực một phần chiều 21.6 với mong muốn lan tỏa niềm đam mê thiên văn đến mọi người ở Hà Nội.

Anh Trần Hạ (CLB Thiên văn Hà Nội) cho biết đã xây dựng bộ thiết bị này cách đây 2 năm, chuyên dùng để chụp bầu trời đêm.

“Hôm nay có nhật thực nên mình trang bị thêm thiết bị để chụp mặt trời. Bộ phận chính là vẫn là kính thiên văn và camera thu hình. Ngoài ra, để tránh bức xạ mặt trời thì mình trang bị thêm bộ lọc ánh sáng mặt trời”, anh Trần Hạ chia sẻ thêm.

Theo anh Vũ Thế Hoàng, để quan sát nhật thực một phần, bên cạnh kính thiên văn và ống nhòm, vật dụng quan trọng nhất cần có là tấm lọc mặt trời. Bạn tuyệt đối không sử dụng kính râm, kính mát hoặc tấm bìa để xem nhật thực vì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến mắt.

Thời gian quan sát bằng kính thiên văn và ống nhòm không quá 5 phút/lần, hoặc không quá 15 giây/lần với thiết bị tự chế.

Sau khi quan sát nhật thực, bạn cần vào nhà cho mắt nghỉ ngơi và dùng thuốc nhỏ mắt.

Hiện tượng nhật thực một phần bắt đầu diễn ra lúc gần 14 giờ chiều 21.6 và kết thúc sau 16 giờ, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn trẻ yêu thiên văn học.

Chiều 21.6, người dân ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đều có thể quan sát nhật thực một phần với tỉ lệ che phủ từ 27 đến 79% tùy địa điểm. Toàn bộ quá trình nhật thực một phần sẽ kéo dài hơn 3 giờ. Phải hơn 10 năm nữa, người dân ba vùng miền trên cả nước mới cùng lúc chứng kiến hiện tượng hiếm gặp này.

Nhật thực một phần xảy ra khi trái đất, mặt trăng, mặt trời không thực sự nằm trên một đường thẳng. Khi ấy, mặt trăng chỉ chắn được một phần mặt trời.

Trên các nhóm thiên văn học, nhiều thành viên chia sẻ ảnh chụp nhật thực một phần chiều 21.6.

Người sống ở Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam chia sẻ ảnh nhật thực một phần chiều 21.6.

Cũng trong ngày 21.6, hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra ở các vùng có tỉ lệ che phủ gần 100%. Lộ trình của nhật thực bắt đầu từ Trung Phi, đi qua Ả-rập Xê-út, Bắc Ấn và Nam Trung Quốc trước khi kết thúc ở vùng biển Thái Bình Dương.

Nhật thực hình khuyên xuất hiện khi mặt trăng cách xa trái đất nhất. Càng nằm cách xa trái đất thì trông mặt trăng càng nhỏ nên không hoàn toàn che khuất mặt trời mà chỉ như chiếc đĩa nhỏ đặt lên trên chiếc đĩa lớn hơn nằm ở phía sau. Kiểu nhật thực này tạo một đường viền trông như chiếc nhẫn bao quanh mặt trăng.

Nhân Hoàng (video: VTV24)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
4 giờ trước Sự kiện
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sắm bộ thiết bị 200 triệu đồng quan sát và chụp ảnh nhật thực một phần