Vốn đã suy yếu vì chính sách “Zero COVID” kéo dài, công nghiệp Trung Quốc nay lại hứng chịu thêm khó khăn từ nắng nóng cực đoan.

Sau COVID-19, Trung Quốc thêm 'cú sốc' hạn hán

Cẩm Bình | 20/08/2022, 10:11

Vốn đã suy yếu vì chính sách “Zero COVID” kéo dài, công nghiệp Trung Quốc nay lại hứng chịu thêm khó khăn từ nắng nóng cực đoan.

Trên sông Dương Tử, tàu thuyền di chuyển chậm chạp vì mùa hè khô hạn nhất trong 60 năm qua khiến con sông to lớn chỉ còn một nửa chiều rộng bình thường. Chính quyền các địa phương chật vật giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế.

Nhà máy trên địa bàn tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh lệnh đóng cửa tạm thời sau khi nước trong các hồ chứa thủy điện giảm xuống một nửa mức bình thường, nhu cầu dùng điều hòa tăng cao.

china00.jpg
Trung Quốc đã ban hành cảnh báo hạn hán quốc gia - Ảnh: Reuters

Đường phố Trùng Khánh vắng vẻ khi nhiệt độ ngày 18.8 chạm ngưỡng 45 độ C – mức nóng nhất ngoài vùng sa mạc Tân Cương mà Trung Quốc từng ghi nhận từ năm 1961 đến nay.

Gián đoạn hoạt động mà nắng nóng cực đoan gây ra làm tăng thêm thách thức với giới lãnh đạo Trung Quốc. Kinh tế nước này trong nửa đầu năm 2022 chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái – chưa bằng một nửa mục tiêu 5,5%.

Tác động của hạn hán đặc biệt nghiêm trọng tại Tứ Xuyên vì 80% lượng điện tỉnh nhận được là thủy điện. Hàng nghìn nhà máy sản xuất chip, pin mặt trời, linh kiện ô tô trên địa bàn tỉnh và Trùng Khánh ngừng hoạt động ít nhất 6 ngày trong tuần qua.

Một số đơn vị đảm bảo nguồn cung hàng cho khách không gián đoạn. Nhưng chính quyền thành phố Thượng Hải trong một thông báo hôm 18.8 cho biết, hãng xe Tesla cùng một nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc buộc phải tạm ngừng sản xuất.

Chính quyền thành phố Thành Đô (thủ phủ Tứ Xuyên) yêu cầu các hộ gia đình tiết kiệm điện bằng cách đặt nhiệt độ điều hòa không thấp hơn 27 độ C. Thành phố Đạt Châu mỗi ngày cắt điện các khu dân cư 3 tiếng.

Lưu vực sông Dương Tử trải dài 19 tỉnh, tạo ra 19% sản lượng kinh tế Trung Quốc. Mực nước thấp khiến vận chuyển hàng hóa khó khăn. Một con kênh nối thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) với thành phố An Khánh (tỉnh An Huy) bị đóng vì nước quá nông, không đảm bảo tàu thuyền đi lại an toàn.

1000.jpeg
Nước sông giảm xuống mức không an toàn cho tàu thuyền đi lại - Ảnh: AP

Tứ Xuyên chiếm 4% sản lượng công nghiệp, các tỉnh dùng nhiều nhiệt điện hơn chưa bị gián đoạn hoạt động. Tuy nhiên, Trung Quốc phải lấy điện từ 15 tỉnh khác cho Tứ Xuyên.

Trung Quốc từng gặp cảnh tương tự vào năm ngoái, khi hạn hán làm tỉnh Quảng Đông - trung tâm sản xuất toàn cầu - thiếu hụt thủy điện khiến nhiều nhà máy trên địa bàn phải tạm đóng cửa, một số địa phương khác cũng không đủ điện do thiếu than hoặc buộc phải cắt giảm điện than nhằm đạt chỉ tiêu khí thải.

Nhà kinh tế Larry Hu, thuộc công ty dịch vụ tài chính Macquarie lạc quan nhận định tình hình năm nay không tồi tệ như năm ngoái: “Nếu biện pháp phân bổ điện tại Tứ Xuyên kéo dài vài tuần, tác động đến sản xuất công nghiệp ở cấp độ quốc gia cũng không nặng nề”.

Công ty điện tử Húc Quang ở Thành Đô cho biết lệnh tạm đóng cửa 6 ngày của Tứ Xuyên khiến sản lượng vi mạch công ty chế tạo giảm 48.000 đơn vị. Tập đoàn BOE Technology chuyên sản xuất màn hình điện tử thông báo nhà máy tại Tứ Xuyên đang ngừng hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm được cung cấp đến khách hàng. Nhiều đơn vị sản xuất pin mặt trời và lithium cũng tạm đóng cửa nhưng không thông báo nguồn cung bị gián đoạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau COVID-19, Trung Quốc thêm 'cú sốc' hạn hán