Một ngày sau khi quyết định rút quân khỏi Syria, các quan chức quốc phòng Mỹ hôm 20.12 cho biết Tổng thống Trump tiếp tục ra lệnh bắt đầu giảm lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan.

Sau Syria, Mỹ tiếp tục rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan

Hoàng Vũ | 21/12/2018, 14:04

Một ngày sau khi quyết định rút quân khỏi Syria, các quan chức quốc phòng Mỹ hôm 20.12 cho biết Tổng thống Trump tiếp tục ra lệnh bắt đầu giảm lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan.

Theo The Wall Street Journal, hơn 7.000 trong tổng số 14.000 binh sĩ Mỹ hiện diện tại Afghanistan sẽ bắt đầu rút quân về nướctrong vài tuần tới. Động thái này báo hiệu sớm cho việc kết thúc cuộc chiến 17 năm ở Afghanistan.

Số lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan đạt mức cao nhất là hơn 100.000 vào năm 2010. Năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt các hoạt động chiến đấu lớn ở đó, rút ​​quân xuống dưới 10.000 vào năm 2015. Tổng thống Trump năm ngoái đã chấp thuận sự gia tăng quân đội Mỹ ở Afghanistan, nhưng thừa nhận ông đã làm điều đó một cách miễn cưỡng, gửi thêm khoảng 4.000 lính Mỹ, đưa mức hiện tại lên 14.000.

Các kế hoạch rút quân cũng phản ánh những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump và cách tiếp cận đầu tiên của ông tại Mỹ. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho rằng quyết định rút quân khỏi Syria ảnh hưởng không nhỏ tới Afghanistan. Tổng thống nghiêm túc muốn thoát ra khỏi các cuộc xung đột.

Việc này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận quân sự của Hoa Kỳ tại các điểm nóng trên khắp thế giới, phản ánh sự “mất kiên nhẫn” của ông Trump đối với các vướng mắc quân sự kéo dài với chi phí cao, cộng thêm thương vong của hàng nghìn lính Mỹ.

Bên cạnh đó, động thái giảm sự can dự của quân đội Hoa Kỳ vào Trung Đông và Châu Phi sẽ đi cùng với một chiến lược an ninh quốc gia mới, chỉ định các đối thủ địa chính trị như Nga và Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn những “kẻ khủng bố”.

Hồi đầu năm nay, Ông Trumpđã rất quan tâm tới việc đưa quân đội về nước trong 2 cuộc chiến tại Afghanistan và Syria. Tuy nhiên, động thái này đã không nhận được sự hưởng ứng từ NSA (Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ).

Và trong những ngày gần đây, cuộc tranh luận đã trở nên gay gắt hơn, Lầu Năm Góc cuối tuần qua đã phản đối lại quyết định của ông Trump khi bắt đầu đưa quân đội từ Afghanistan trởvề Mỹtrong tháng 1. Tuyên bố rút quân của ông Trump cũng đã gây ra phản ứng gay gắt từ các thành viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Theo nhiềuquan chức và các nhà lập pháp, quyết định của ông Trump về Syria hay Afghanistan, giống như các quyết định chính sách đối ngoại trước đó, bao gồm cả quyết định rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, được đưa ra mà không có quá trình tham vấn chính thức trong nội các.

Đáng chú ý, hôm thứ năm, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã gửi một lá thư bày tỏ ý định từ chức để Tổng thống Trump tìm được người đứng đầu phù hợp hơn với quan điểm của Tổng thống. Ông Mattis lập luận rằng việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Mỹ tại Afghanistan nhằm mục đích củng cố các nỗ lực hòa bình ngoại giao. Ông cũng phản đối việc Mỹ rút quân khỏi Syria.

Được biết, lực lượng NATO đã thi hành triển khai quân đội ra nước ngoài để ngăn chặn sự lặp lại của âm mưu dẫn đến các cuộc tấn công khủng bố năm 2001.Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Afghanistalà một phần nhiệm vụ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, bao gồm hàng chục quốc gia khác. Không giống như ở Syria, việc rút quân ở Afghanistan có thể khiến các đồng minh hoang mang.

Việc tiết lộ việc cắt giảm quân đội Afghanistan được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Hoa Kỳ đã bắt đầu tự tin hơn về các cuộc đàm phán ngày càngđược ưu tiên để đẩy mạnhkết thúc sớm cuộc chiến với Taliban. Chính quyền Trump cũng đã bổ nhiệm cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan và Iraq, ông Zalmay Khalilzad, làm đặc phái viên hàng đầu cho các cuộc đàm phán.

Nhiều chuyên gia nhận định động thái rút quân của Mỹ trước khi đạt được thỏa thuận với Taliban có nguy cơ gây nguy hiểm cho quá trình đàm phàn. Tuy nhiên, theo một quan chức đàm phán giấu tên, nhiều khả năng Taliban có thể đáp lại hành động trên của Hoa Kỳ bằng một cử chỉ thiện chí.

Đầu tuần này, đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad và đại diện Taliban đã hội đàm tại Abu Dhabi về thỏa thuận bắt đầu một tiến trình hòa bình chấm dứt chiến tranh. Các quan chức từ Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất cũng tham gia. Ông Khalilzad đã chịu áp lực phải đạt được thỏa thuận với Taliban trước cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan vào tháng 4, một quá trình mà các quan chức Mỹ và phương Tây lo ngại có thể thất bại do nguy cơ lừa đảo và bất an, đẩy đất nước lún sâu vào tình trạng bất ổn.

Cũng vào thứ năm, đặc phái viên hàng đầu của Ả Rập Saudi tại Hoa KỳKhalid bin Salman tiết lộrằng các cuộc thảo luận rất hiệu quả và sẽ mang lại kết quả rất tích cực vào đầu năm tới.

Hoàng Vũ (theoThe Wall Street Journal)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Syria, Mỹ tiếp tục rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan