“Nếu không xử lý nghiêm minh và bảo đảm một cơ chế bảo vệ môi trường hữu hiệu, thiệt hại cho xã hội và người dân là vô cùng to lớn, đe dọa những nỗ lực tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội” – TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhấn mạnh.

Sau vụ cá chết, cần suy nghĩ lại mô hình tăng trưởng kinh tế

Trí Lâm | 15/07/2016, 06:49

“Nếu không xử lý nghiêm minh và bảo đảm một cơ chế bảo vệ môi trường hữu hiệu, thiệt hại cho xã hội và người dân là vô cùng to lớn, đe dọa những nỗ lực tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội” – TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhấn mạnh.

Phát biểu củaTS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được đưa ratại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quí 2/2016 diễn ra ngày14.7 tại Hà Nội.

Báo cáo kinh tế lần này dành một phần đề đánh giá về hiện tượng cá chết hàng loạt tại bờ biển miền Trung, bởi vì “thảm họa” này đã gây một cú sốc bất lợi cho nền kinh tế nói chung, một tổn thất lớn cho khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng.

“Đây là tiếng chuông dữ dội cảnh báo về hậu quả môi trường trong quá trình phát triển. Đồng thời, việc xử lý khủng hoảng cho thấy Chính phủ và các Bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ và tăng cường kỹ năng hơn nữa” – TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhận định.

Cụ thể hơn về điều này, báo cáo chỉ ra, trong quý 2, kinh tế 4 tı̉nh miền Trung bao gồm Hà Tı̃nh, Quảng Bı̀nh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng cá chết hàng loạt. Có ı́t nhất 70 tấn cá tự nhiên của các địa phương này đã chết và trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng tới không chı̉ hoạt động đánh bắt cámà còn cả các hoạt động kinh tế khác.

Theo đánh giá của VEPR, tác động về mặt kinh tế của hiện tượng cá chết hàng loạt sẽ thông qua hai kênh. Thứ nhất, hiện tượng này tác động trực tiếp tới những ngành có liên quan như nuôi trồng, khai thác và chế biến thủysản, nghề muối, và ngành du lịch.

Thứ hai, trong trung và dài hạn, nhiều ngành khác trong nền kinh tế sẽ chịu tác động lan tỏa dây chuyền sau những tác động trực tiếp. Ngoài ra, những thiệt hại về môi trường biển, nguồn lợi thủy sản, uy tín chỉ dẫn địa lý, sinh kế người dân và gắn kết xã hội là lâu dài, to lớn và rất khó đánh giá.

Theo ước tı́nh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có khoảng 263.000 lao động bị ảnh hưởng sau thảm họa cá chết, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Quảng Bı̀nh ước tı́nh địa phương này thiệt hại trực tiếp khoảng 2.655 tỉ đồng sau ba tháng, dự kiến khoảng 4.000 tỉ đến hết năm 2016.

Thêm vào đó, TS Thành cũng nhận định, cuộc khủng hoảng là một hồi chuông cảnh báođể chúng ta suy nghĩ lại mô hình tăng trưởng kinh tế đang theo đuổi hiện nay, ở cả cấp Trung ương và địa phương. Đồng thời, nó cho thấy năng lực và trách nhiệm quản lý các quá trình gây ô nhiễm của các cơ quan chức năng còn rất thấp.

“Nếu không xử lý nghiêm minh và bảo đảm một cơ chế bảo vệ môi trường hữu hiệu, thiệt hại cho xã hội và người dân là vô cùng to lớn, đe dọa ảnh hưỡng đếnnhững nỗ lực tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội” – TS Thành nhấn mạnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,52% thấp hơn cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu của cả năm (6,7%).Một phần nguyên nhân là do thiên tai, hạn hán, ô nhiễm môi trường biển và giá dầu giảm sâu, kéo dài.

Theo đó, nếu không có sự cố về ô nhiễm môi trường biển gây cá chết hàng loạt, tác động tiêu cực đến du lịch biển 4 tỉnh miền Trung thì sẽ đóng góp thêm vào tăng trưởng, tốc độ đạt được sẽ cao hơn, 6 tháng đầu năm sẽ đạt mức tương đương với cùng kỳ 2015.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ cá chết, cần suy nghĩ lại mô hình tăng trưởng kinh tế