Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tố cáo châu Âu đã "tống tiền" khiến họ phải bỏ phiếu chống Nga nếu không muốn chịu trừng phạt. Sau khi bị Phương Tây can thiệp vào Kosovo, hoàn cảnh của Serbia khá khó khăn khi không có đường ra biển.

Serbia tố Phương Tây "tống tiền" khiến họ phải bỏ phiếu loại Nga tại Hội đồng nhân quyền LHQ

Anh Tú | 08/04/2022, 14:33

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tố cáo châu Âu đã "tống tiền" khiến họ phải bỏ phiếu chống Nga nếu không muốn chịu trừng phạt. Sau khi bị Phương Tây can thiệp vào Kosovo, hoàn cảnh của Serbia khá khó khăn khi không có đường ra biển.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của LHQ, Serbia bất ngờ đã bỏ phiếu tán thành. Sau đó, Tổng thống Aleksandar Vucic tối 7.4 cho biết quyết định ban đầu là bỏ phiếu trắng, nhưng Serbia đã chịu áp lực rất lớn từ tất cả các bên nên phải đổi phiếu. Ông Vucic nói “họ” gây áp lực với hàm ý “họ” là phương Tây đã "tống tiền" bằng các lệnh trừng phạt kinh tế vô tình liên lụy Serbia.

Tổng thống Serbia than bị "tống tiền"

Tổng thống Vucic kể: "Họ nói: “Này, các vị có biết rằng một quyết định đang được đưa ra đối với Serbia không”, liệu chúng ta có được miễn trừ gói trừng phạt đối với dầu mỏ... và liệu chúng ta có thể nhập khẩu dầu sau ngày 15.5 hay không”. Ông giải thích rằng điều này có nghĩa là sau ngày 15. 5, NIS (tập đoàn dầu khí của Serbia) sẽ không thể nhập khẩu dầu do quyết định của EU, mà Brussels lý giải rằng không được đưa ra nhằm chống lại Serbia nhưng vô tình đề cập đến Serbia.

serbia.jpg

Theo các báo cáo, việc vận chuyển dầu thô từ thành viên EU là Croatia cho NISsẽ ngừng hoạt động vào ngày 15.5 do lệnh trừng phạt của EU đối với các công ty Nga.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom Neft của Nga sở hữu 56,15% vốn cổ phần của NIS, trong khi 29,87% cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước Serbia. Gói trừng phạt thứ tư của EU cấm các công ty châu Âu hợp tác với một số công ty của Nga bao gồm Gazprom Neft và các công ty con mà Gazprom nắm hơn 50% quyền sở hữu.

Tổng thống Vucic kể: "Quyết định là từ ngày 15.5, chúng ta không thể nhập khẩu dầu từ bất cứ đâu, bởi vì Gazprom là chủ sở hữu phần lớn của NIS. Đặc biệt là từ lãnh thổ của EU, chúng ta không thể nhập khẩu. Hoặc chúng ta có thể, nhưng đắt hơn gấp ba lần… Và sau đó họ nhắn nhủ cuộc bỏ phiếu diễn ra vào lúc 4 giờ chiều… ”

Để tránh bị châu Âu cấm vận dầu mỏ, Serbia có thể buộc phải quốc hữu hóa NIS, điều này chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Nga. Ngoài ra, quốc gia Balkan có thể chọn phương án vận chuyển dầu thô bằng đường sắt từ các cảng khác nhau trên Biển Adriatic và Biển Đen, dù như vậy giá dầu sẽ đắt hơn nhiều so với việc nhận nguồn cung từ nước láng giềng Croatia.

Tổng thống Serbia, Aleksandar Vučić, cũng nhân dịp này tuyên bố rằng Serbia là một quốc gia trung lập về quân sự, nhưng không trung lập về mặt chính trị. Vučić nói trên đài phát thanh Serbia rằng: "Chúng ta là một quốc gia trung lập về quân sự, chúng tôi không phải là một quốc gia trung lập về chính trị, chúng tôi đang đi theo con đường châu Âu và một khi chúng ta đang đi trên con đường châu Âu, chúng ta không thể là một quốc gia trung lập về chính trị, và chúng ta sẽ duy trì sự trung lập về quân sự".

Trong bài phát biểu, ông ấy nhắc rằng Serbia đã mua rất nhiều vũ khí, nhưng giờ những vũ khí đó không thể đến tay Belgrade.

Vucic nhấn mạnh: "Chúng ta đã trả rất sòng phẳng, nhưng vũ khí không thể đến với chúng ta. Chúng ta đã mua rất nhiều, nhưng vũ khí không thể đến, bởi vì họ không muốn Serbia mạnh hơn, bởi vì họ muốn Serbia yếu đi và những gì chúng ta mua sẽ tăng cường năng lực chiến đấu khiến họ không thể tống tiền chúng ta như đã từng làm trước đây".

Serbia không thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại Nga

Trong bài phát biểu tối qua, Tổng thống Serbia cũng khẳng định trong tương lai, ông sẽ cùng mọi người trong nước đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của Serbia, liên quan đến tình hình với các lệnh trừng phạt của Nga và EU.

Trước đó, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin ngày 6.4, ông Vucic khẳng định Serbia sẽ tiếp tục theo đuổi tư cách thành viên Liên minh châu Âu và duy trì tình hữu nghị với Nga.

Tổng thống Nga đã chúc mừng ông Vucic về chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tổng thống và về thành công đáng kể mà Đảng Cấp tiến Serbia đạt được trong cuộc bầu cử quốc hội nước này.

putin-vucic.jpg

Thông cáo của Văn phòng Tổng thống Serbia nêu rõ: "Tổng thống Nga Vladimir Putin chúc mừng Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic về chiến thắng thuyết phục của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống và về thành công quan trọng mà Đảng Tiến bộ Serbia đạt được trong cuộc bầu cử quốc hội. Ông chúc Tổng thống Vucic hạnh phúc và thành công trên cương vị nguyên thủ quốc gia trong 5 năm tới, chúc cho Serbia thịnh vượng, khẳng định Serbia và Nga sẽ duy trì quan hệ hữu nghị thực sự. Tổng thống Vucic cảm ơn ông về lời chúc mừng, tuyên bố rằng Serbia sẽ tiếp tục quan hệ bạn bè truyền thống và chân thành với Nga trong khi theo đuổi tư cách thành viên EU”.

Tuyên bố cho biết thêm: "Tổng thống Putin cũng thông báo tóm tắt cho Tổng thống Vucic về những diễn biến ở Ukraine và lý do - như ông Putin đã nói – chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine, trong khi Tổng thống Vucic nhắc lại quan điểm của Serbia và kết luận của Hội đồng An ninh Quốc gia, mà ông Putin biết rõ, và bày tỏ hy vọng rằng xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc trong tương lai gần”.

Ngày 7.4, Đại hội đồng LHQ tiến hành phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tại phiên họp, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết đình tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền LHQ với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, 58 phiếu trắng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bắt cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ
4 giờ trước Sự kiện
Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Serbia tố Phương Tây "tống tiền" khiến họ phải bỏ phiếu loại Nga tại Hội đồng nhân quyền LHQ