Trong lịch công tác tuần của Ban giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM suốt 6 tháng qua kể từ ngày đi vào hoạt động, hàng tuần chỉ có 1 buổi họp giao ban, còn tất cả các ngày khác trong tuần gần như không có hoạt động gì.
Theo dòng thời sự

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nói gì về lịch công tác của Ban giám đốc chỉ có 1 buổi làm việc trong tuần?

Hồ Quang 28/06/2024 19:51

Trong lịch công tác tuần của Ban giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM suốt 6 tháng qua kể từ ngày đi vào hoạt động, hàng tuần chỉ có 1 buổi họp giao ban, còn tất cả các ngày khác trong tuần gần như không có hoạt động gì.

Sau 7 năm thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, và nhờ có Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ngày 19.9.2023, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-HĐND về thành lập Sở An toàn thực phẩm.

co-hay-khong-so-an-toan-thuc-pham-tphcm-chi-lamviec-1-buoi-trong-tuan-hinh-anh-3.png
Trang thông tin điện tử của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đưa lịch công tác tuần của sở này từ nhiều tháng qua cho thấy mỗi tuần chỉ có buổi làm việc vào sáng thứ 2 được thể hiện trên lịch - Ảnh: PV

Ngày 1.1.2024 Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với chức năng là cơ quan thống nhất đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP, thông qua công tác tham mưu, giúp UBND TP tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Hiện nay Sở An toàn thực phẩm TP.HCM ngoài giám đốc và 1 phó giám đốc còn có 6 phòng chức năng và 1 trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm cùng với 10 đội quản lý an toàn thực phẩm với số lượng cán bộ, nhân viên khoảng 400 người. Đây là Sở An toàn thực phẩm đầu tiên và duy nhất của cả nước đến thời điểm này.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong 6 tháng qua, kể từ ngày Sở An toàn thực phẩm chính thức đi vào hoạt động, trong lịch công tác tuần của Ban giám đốc sở này thể hiện mỗi tuần chỉ có một buổi họp giao ban vào sáng thứ 2, còn lại các ngày khác trong tuần đều trống, không có lịch làm việc.

Thực tế ở các sở ngành khác, lịch công tác tuần của Ban giám đốc luôn dày đặc, nếu không muốn nói “ngộp”. Đơn cử một đơn vị gần gũi với Sở An toàn thực phẩm là Sở Y tế, trong lịch công tác tuần của giám đốc cùng với 3 phó giám đốc gần như kín các ngày trong tuần. Có ngày, trong 1 buổi, Giám đốc Sở Y tế có đến 4 cuộc làm việc; các phó giám đốc thì ngày nào trong tuần cũng có lịch làm việc cả sáng lẫn chiều, có ngày 1 buổi đến 3-4 cuộc làm việc.

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng công việc của lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chỉ có họp giao ban vào mỗi sáng thứ 2?

Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng lịch công tác tuần của sở này được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan và sẽ được gửi đến các đơn vị thuộc và trực thuộc để thông báo thời gian tham dự lịch họp giao ban hàng tuần.

co-hay-khong-so-an-toan-thuc-pham-tphcm-chi-lamviec-1-buoi-trong-tuan-hinh-anh.png
Lịch công tác tuần gần nhất của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chỉ có giao ban vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ 2, còn các ngày khác đều trống không có lịch làm việc - Ảnh: PV

Như vậy, lịch công tác tuần của sở này chỉ để thông báo cho các đơn vị trực thuộc biết có họp giao ban vào sáng thứ 2.

Theo lãnh đạo của Sở An toàn thực phẩm, hằng ngày Ban giám đốc sở này phải tiếp nhận, xử lý các chỉ đạo khẩn từ cơ quan cấp trên, phối hợp khẩn của các cơ quan cùng cấp và giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ của sở.

Được biết, trong lịch công tác tuần của UBND TP.HCM - cơ quan chủ quản của Sở An toàn thực phẩm thì chủ tịch và các phó chủ tịch đều có một lịch làm việc dày đặc đã được ấn định trước trong tuần. Trong khi đó, là một đơn vị trực thuộc, Ban giám đốc Sở An toàn thực phẩm lại không có một lịch làm việc chi tiết trước.

Bài liên quan
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sau khi thành lập sẽ làm gì?
Trong đề án mô hình tổ chức Sở An toàn thực phẩm, UBND TP.HCM trình Chính phủ và các bộ ngành có liên quan sẽ có 1 giám đốc và không quá 3 phó, cùng với 6 phòng nghiệp vụ chức năng và 1 đơn vị sự nghiệp công lập.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia dự cảm về tâm lý người mua bất động sản trong 2 năm tới
Dự kiến, từ đầu năm 2026, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ ổn định. Người mua ưu tiên tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những loại hình bất động sản có tốc độ tăng giá cao, số lượng ít nhưng thu hút nhiều quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nói gì về lịch công tác của Ban giám đốc chỉ có 1 buổi làm việc trong tuần?