Hãng tin Deutsche Welle nêu cái nhìn khái quát về bom chùm và thương vong mà loại vũ khí này gây ra mỗi khi được dùng.

Sự nguy hiểm của bom chùm

Cẩm Bình | 09/07/2023, 10:32

Hãng tin Deutsche Welle nêu cái nhìn khái quát về bom chùm và thương vong mà loại vũ khí này gây ra mỗi khi được dùng.

Ngày 7.7, Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD cho Ukraine. Trong gói viện trợ có bom chùm.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố số vũ khí cùng thiết bị chuẩn bị viện trợ rất cần thiết cho việc củng cố lực lượng Ukraine ngoài chiến trường, giúp họ giành lại lãnh thổ.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bác bỏ khả năng hưởng ứng Mỹ cung cấp bom chùm với lý do nước này tuân thủ Công ước về bom chùm (CCM) ký tại Olso năm 2008.

sucluster.jpg
Bên trong một quả bom chùm - Ảnh: Rappler

Những nước không cấm bom chùm

CCM có hiệu lực từ năm 2010. Đến nay đã có 110 nước tham gia công ước, 13 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Nước tham gia cam kết không sản xuất, tàng trữ hay sử dụng bom chùm.

Tuy nhiên, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và cả Ukraine đều chưa ký CCM. Tỷ lệ tham gia công ước ở châu Á, Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu đều thấp.

Bất chấp CCM, số lượng nạn nhân của bom chùm vẫn tăng đáng kể đặc biệt trong vài năm gần đây do vũ khí này ngày càng được dùng nhiều cũng như do công tác thống kê đã cải thiện hơn trước.

Năm 2020, một nửa số thương vong bởi bom chùm được ghi nhận ở Syria - nơi chúng được dùng từ năm 2012.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cáo buộc Nga sử dụng rộng rãi bom chùm ở Ukraine, giết chết nhiều dân thường và gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng khác.

Phía Ukraine cũng có dùng đến. Theo HRW: “Viện trợ vũ khí như vậy cho Kyiv chắc chắn sẽ gây ra đau khổ lâu dài cho dân thường đồng thời làm suy yếu sự phản đối quốc tế đối với việc sử dụng chúng”.

Một số chuyên gia quân sự tin rằng bom chùm có thể giúp Ukraine phản công lực lượng Nga thành công.

Bom chùm

Bên cạnh bom chùm được thả từ máy bay thì còn có đạn chùm được bắn từ pháo và hệ thống tên lửa. Chúng đều chứa hàng trăm quả bom nhỏ hơn. Khi nổ “bom mẹ” giải phóng số “bom con” ra khu vực rộng lớn, chính “bom con” gây sát thương cho người và phá hủy xe cơ giới.

Bom chùm lần đầu được sử dụng trong Thế chiến thứ hai, sau đó xuất hiện trong không ít xung đột quân sự về sau.

Theo tổ chức từ thiện Humanity & Inclusion, chỉ khoảng 40% số “bom nhỏ” phát nổ khi va chạm. Những quả còn lại là mối nguy chết người suốt hàng chục năm, khiến nhiều khu vực không thể sinh sống được.

Báo cáo năm 2022 của tổ chức Cluster Munition Coalition (CMC) chỉ ra 97% nạn nhân bom chùm là dân thường, 66% là trẻ em.

Những nước sản xuất bom chùm

CMC xác định hiện có 16 quốc gia sản xuất bom chùm như: Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Ba Lan, Romania, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ.

Trước thông tin Lầu Năm Góc viện trợ bom chùm cho Ukraine, Giám đốc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ Daryl Kimball lên tiếng phản đối: “Cung cấp chúng sẽ làm căng thẳng leo thang, phản tác dụng và chỉ khiến dân thường mắc kẹt trong vùng chiến sự cũng như những người quay về quê hương sau này chịu thêm nguy hiểm”.

Bài liên quan
Trung Quốc phụ thuộc công nghệ AI Mỹ thế nào khi nhiều hãng dựa vào mô hình nguồn mở của Meta?
Phần lớn các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) ở Trung Quốc được xây dựng dựa trên Llama của Meta Platforms.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ động thu hút FDI quy mô lớn, công nghệ cao như bán dẫn, AI…
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ yêu cầu chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự nguy hiểm của bom chùm