Hướng đi từ thành phố Bến Tre lên cầu Rạch Miễu, lượng xe cộ ùn ứ, nối đuôi nhau nằm chờ lăn bánh, nhiều xe ôtô còn lấn làn đường dành cho xe máy khi không có mặt lực lượng Cảnh sát giao thông.
Từ chiều đến tối 19/1 (tức 25 tháng Chạp Kỷ Hợi), trên tuyến đường từ thành phố Bến Tre đến cầu Rạch Miễu xảy ra tắc đường kéo dài gần 10km.
Hướng đi từ thành phố Bến Tre lên cầu Rạch Miễu, lượng xe cộ ùn ứ, nối đuôi nhau nằm chờ lăn bánh, nhiều xe ôtô còn lấn làn đường dành cho xe máy khi không có mặt lực lượng Cảnh sát giao thông.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Bến Tre đã huy động lực lượng điều tiết giao thông ở tất cả các ngã tư, ngã ba đường hướng từ thành phố Bến Tre vềcầu Rạch Miễu. Đến 21 giờ ngày 19/1, lực lượng Cảnh sát giao thông hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vẫn đang phối hợp điều tiết giao thông, phân luồng xe để giảm ùn tắc trên cầu Rạch Miễu.
Qua theo dõi, trong một tuần trở lại đây, tình trạng tắc đường kéo dài từ thành phố Bến Tre hướng về cầu Rạch Miễu xảy ra liên tục, kể cả ngày thường chứ không riêng cuối tuần hay ngày lễ.
Thời gian xảy ratắc đườngdiễn ra sớm hơn, thường bắt đầu từ khoảng 15 giờ đến 21 giờ hàng ngày, ùn tắc kéo dài có lúc hơn 10km. Nguyên nhân chủ yếu do lượng xe tải trọng lớn chở hoa từ Bến Tre đi các tỉnh phục vụ Tết Nguyên đán tăng nên dẫn đến ùn ứ.
Hiện nay, mỗi ngày đêm có khoảng 18.000 lượt ôtô các loại qua cầu Rạch Miễu, riêng ngày thứ Bảy và Chủ Nhật tăng lên khoảng 20.000 phương tiện/ngày đêm; trong khi đó, theo thiết kế cầu Rạch Miễu chỉ cho 6.000 lượt phương tiện qua lại/ngày đêm. Như vậy, lượng xe lưu thông vượt gấp hơn 3 lần so với thiết kế.
Những ngày cuối năm, lượng xe lưu thông qua cầu Rạch Miễu tăng gấp nhiều lần so với bình thường, nhất là xe tải có tải trọng lớn. Vì vậy, từ ngày 17/1 đến ngày 13/2, xe 3 trục đi hướng từ Bến Tre lên cầu Rạch Miễu đã bị cấm vào khung giờ cao điểm từ 15-19 giờ nhưng tình trạng tắc đường vẫn không giảm.
Để giảm tình trạng tắc đường trên cầu Rạch Miễu, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vào ngày 17/1, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đề xuất cho thành lập bến phà Rạch Miễu để giảm tải lượng xe qua cầu Rạch Miễu và giảmùn tắcgiao thông cho đoạn tuyến Quốc lộ 60, huyện Châu Thành, tỉnhBến Tre.
Chiều 17.1, nhân dịp Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đến chúc tết Ban Giám đốc Công ty BOT cầu Rạch Miễu, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, “bất ngờ” đề xuất làm phà Rạch Miễu như ngày trước.
Lý do là vì dù cho năm 2020 T.Ư phê duyệt đầu tư xây cầu Rạch Miễu 2 thì cũng ít nhất 3 năm sau mới có cầu giải quyết bài toán kẹt xe nghiêm trọng trong các ngày lễ, tết tại khu vực cầu Rạch Miễu hiện hữu. Ông Trọng cho biết đã thảo luận và được ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đồng ý về việc hai tỉnh phối hợp làm phà Rạch Miễu.
Cũng theo ông Trọng, kết quả nghiên cứu khả thi cho dự án Phà Rạch Miễu ngang sông Tiền với điểm ở Bến Tre trên địa bàn xã An Khánh, H.Châu Thành và điểm bên tỉnh Tiền Giang tại xã Sông Thuận, H.Châu Thành sẽ có vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng. Tỉnh Bến Tre sẵn sàng cho chủ đầu tư ứng tiền để thực hiện dự án này và chỉ cần Bộ GTVT cho chủ đầu tư mượn một số phà đang không sử dụng.
Với đề xuất của lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị lãnh đạo 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cần hết sức thận trọng. Theo ông Thể, các phà là tài sản nhà nước nên có thể chuyển từ T.Ư về địa phương quản lý chứ không được chuyển cho tư nhân sử dụng, thu phí. Nên nếu chuyển như đề xuất của tỉnh Bến Tre thì phải xem xét kỹ lưỡng. Thứ hai, dự án này chưa có quy hoạch nên việc giải phóng mặt bằng không dễ dàng, khó đảm bảo tiến độ. Thứ ba, dự án phà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thu phí của chủ đầu tư dự án BOT cầu Rạch Miễu.